Theo dõi Báo Hànộimới trên

Có vì lợi ích lâu dài ?

Dân Biết| 18/04/2010 06:00

(HNM) - Chuyện: Theo các nguồn thông tin, đạo luật Lacey của Mỹ (chính thức được thực thi từ ngày 1-4) gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ. Đạo luật này yêu cầu ngặt nghèo về nguồn gốc gỗ như gỗ mua ở đâu, được khai thác ra sao (buộc phải có chứng chỉ)...

Ngoài ra, gỗ phải được qua chuỗi kiểm tra của một tổ chức quốc tế độc lập do bên thứ ba - Việt Nam thỏa thuận với Mỹ và các nhà nhập khẩu khác. Ví dụ, đối với một sản phẩm gỗ được sản xuất ở Việt Nam nhưng nguyên liệu lại nhập từ nước ngoài thì bắt buộc phải có chứng từ kiểm tra, xác minh rõ ràng xem vận chuyển nguyên liệu qua cảng nào, cửa khẩu nào... rồi mới được cấp phép. Những nhà sản xuất, xuất khẩu và bán lẻ đồ gỗ có nguồn gốc đáng nghi ngờ có thể bị Mỹ tịch thu hàng, phạt tiền hoặc bị bỏ tù. Phía Mỹ cũng yêu cầu kiểm tra chặt chẽ về hóa chất, an toàn lao động, vệ sinh môi trường...

Ước tính, sẽ có khoảng 300 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đạo luật này. Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, đạo luật Lacey sẽ là một rào cản nhưng không phải vì thế mà họ nản lòng.

Câu hỏi đặt ra: Đạo luật này tạo ra nhiều khó khăn cho thiểu số nhóm doanh nghiệp nhưng nó đã buộc các doanh nghiệp phải tự nhìn lại mình, tự chấn chỉnh mình một cách nghiêm túc. Vấn đề là doanh nghiệp có chịu bỏ cái lợi trước mắt để vì mục đích lâu dài mà đáp ứng các tiêu chuẩn này hay không?

Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới song tại sao nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất gỗ, vẫn... "run" trước nhiều rào cản kỹ thuật mới? Đơn giản, họ vẫn quen cung cách làm ăn... một mình một chợ. Nếu không thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể vươn ra thị trường thế giới đầy sóng gió.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Có vì lợi ích lâu dài ?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.