Theo dõi Báo Hànộimới trên

Có thực là cơ hội cho người lao động?

Nguyễn Lê| 25/02/2015 07:03

(HNM) - Với nhiều người, đầu năm thường là cơ hội để tìm một công việc có mức thu nhập tốt hơn, bởi lúc này được xem là thời điểm


Nhiều cơ hội thực…

Tại Khu công nghiệp Tân Tạo (Bình Tân), vào thời điểm này nhiều công ty đang tuyển dụng hàng trăm lao động bốc xếp hàng hóa với yêu cầu trình độ phổ thông, mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng. Đây rõ ràng là cơ hội cho nhiều lao động nam có sức khỏe, chịu khó và cần cù. Còn tại Khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức), theo ghi nhận của PV, băng rôn tuyển dụng lao động của nhiều công ty tại đây đã được dựng lên từ vài ngày trước cùng hàng trăm đầu việc chỉ yêu cầu trình độ phổ thông, có kinh nghiệm một năm. Đại diện một đơn vị phụ trách tuyển dụng cho biết, do cần lao động để không gián đoạn dây chuyền sản xuất, kịp tiến độ cho những đơn hàng đầu năm nên nhiều công ty chỉ cần người lao động có sức khỏe, cần cù chịu khó là được.

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông sau Tết tăng cao.



Mới đây, trong phiên giao dịch việc làm đầu năm 2015, hàng trăm doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương có nhu cầu tuyển dụng hàng chục nghìn lao động phổ thông với mức lương khá hấp dẫn (từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng). Trong số này, nhiều công ty có tên tuổi cũng cần tuyển mới hàng trăm lao động. Đơn cử, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành cần tuyển gấp 500 lao động phổ thông; Công ty may Apex Việt Nam cần tuyển 600 công nhân may, Công ty may Texma cũng cần tuyển 400 công nhân... Chỉ riêng tại TP Hồ Chí Minh, ngay trong tháng 2-2015, toàn địa bàn cần khoảng 17.000 đầu việc đa ngành nghề và khoảng 10.000 lao động thời vụ tập trung vào nhóm ngành bán hàng, tiếp thị sản phẩm, nhà hàng - khách sạn, giao nhận, bảo vệ. Theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), bước sang tháng 3-2015, nhu cầu lao động bổ sung vào các ngành sản xuất và chế biến sẽ tăng cao so với tháng 2. Cụ thể, các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ có nhu cầu tuyển dụng khoảng 23.000 việc làm (tăng 6.000 đầu việc so với tháng 2). Các vị trí tuyển dụng này tập trung vào các ngành nghề như dệt may - da giày, chế biến thực phẩm, xây dựng, bán hàng...

Theo dự báo của FALMI, căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng GDP của TP Hồ Chí Minh năm 2015, năm nay toàn thị trường lao động tại thành phố này sẽ cần tới 265.000 vị trí việc làm. Riêng quý I-2015, TP Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng khoảng 60.000 việc làm mới, trong đó 38% là lao động phổ thông.

Hay vấn đề tâm lý?

Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm Bình Dương, trong khi nhiều công ty trên địa bàn tỉnh cần tuyển hàng chục nghìn lao động phổ thông làm việc tại các nhà máy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp thì đa số người lao động tìm đến các sàn giao dịch việc làm đầu năm 2015 có trình độ đại học, cao đẳng. Chính vì vậy, những lao động này đòi hỏi các vị trí như nhân viên văn phòng, nhân viên kế toán, quản lý nhân sự... với mức lương cao. Rõ ràng, có sự "chênh" giữa nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và đòi hỏi công việc của người lao động. Điều đáng lo ngại là ngay từ đầu năm nay, hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An đang cần tuyển gấp lao động bổ sung vào dây chuyền sản xuất để kịp gia công, lắp ráp cho các đơn hàng xuất khẩu đã ký trước đó.

Bên cạnh thực trạng "thừa thầy, thiếu thợ", theo các chuyên gia, sự dịch chuyển lao động từ công ty này sang công ty khác cũng là một mối lo ngại của rất nhiều doanh nghiệp vào thời điểm đầu năm. Thực tế cho thấy, tình trạng "nhảy" việc đã khiến không ít doanh nghiệp phải căng băng rôn "tuyển gấp". Trao đổi với PV Báo Hànộimới, chuyên gia kinh tế, TS Lê Bá Chí Nhân cho rằng, đây là vấn đề tâm lý cũng như sự thiếu bản lĩnh của người lao động. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lao động, bởi khi lấp đầy đầu việc này đồng nghĩa với việc thiếu hụt đầu việc khác. Chưa kể, khi người lao động nhảy việc sẽ gây ra vấn đề thiếu lao động "ảo". Điều này khiến cả doanh nghiệp và người lao động đều bị thiệt hại. "Doanh nghiệp thì gián đoạn sản xuất, còn người lao động thì có thể mất việc bất cứ lúc nào", TS Lê Bá Chí Nhân nhận định.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Có thực là cơ hội cho người lao động?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.