Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cô gái vàng của làng võ Việt Nam

Hoài Việt| 07/07/2013 06:17

(HNM) - Một lần nữa làng võ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn Văn Ngọc Tú khi

Kurash đâu còn lạ

Ngược lại thời gian, tại Nhà Thi đấu Gia Lâm (Hà Nội) cách đây gần 5 năm (2009) khi khán giả còn ngồi chưa nóng chỗ thì Văn Ngọc Tú đã quật đổ Yu Ying-ying (Đài Loan - Trung Quốc) trong chưa đầy 59 giây của trận chung kết hạng dưới 52kg để giành HCV kurash đầu tiên tại Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á lần thứ 3-2009. Những phóng viên có mặt theo dõi trận đấu ấy hẳn còn nhớ cô gái nhỏ nhắn với túm tóc buộc chỏn lỏn trên đầu đã chia sẻ: "Đây là lần đầu tôi thi đấu môn thể thao mới này nên hơi mất tự tin. Nhưng khi vào thảm, cảm giác đó đã trôi qua và tôi lại thấy quen thuộc như trước mọi đấu thủ judo nên tung hết sức để giành chiến thắng".

Văn Ngọc Tú (phải), cô gái vàng của làng võ Việt.


Năm năm sau, trong trận chung kết cùng nội dung tại AIMAG 4, Tú đã vượt qua Jumakulyyeva Ayna (Turkmenistan) để có tấm HCV để đời tiếp theo với môn kurash. Do xa về khoảng cách địa lý, ít người được đón nhận chia sẻ của Văn Ngọc Tú ngay trên sàn đấu về khoảnh khắc khó quên ấy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhớ trước ngày lên đường đi Incheon, cô cùng ban huấn luyện tiết lộ đã có đủ phương án thi đấu trước đối thủ bởi "lúc này, kurash đã quen hơn với tôi, không còn bỡ ngỡ nữa", như Tú tâm sự.

Môn kurash đã được thể thao Việt Nam học tập và chuẩn bị khá lâu. Môn võ được mô tả có xuất xứ từ Uzbekistan hơi na ná như judo (Nhật Bản) nhưng chỉ thực hiện các đòn đứng này giờ đây là một trong những môn bắt buộc đối với Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á. Không kể AIG 3-2009 tại Hà Nội, trước đó ở Đại hội Võ thuật Châu Á lần 1-2009 tại Bangkok (Thái Lan), Việt Nam cũng đã tham gia thi đấu môn này. Với riêng Văn Ngọc Tú, cô bảo: "Nhiệm vụ được giao tôi luôn cố gắng hoàn thành, vì mình là người được tin tưởng thì BHL mới huấn luyện tập môn mới".

Vượt số phận

Đã từng 4 lần lên ngôi vô địch SEA Games 2003, 2005, 2007, 2009…, nhưng hỏi người trong giới đâu là thành tích ấn tượng nhất thì hẳn nhiên câu trả lời chính là tấm vé dự Olympic London 2012. Một nỗ lực cố gắng của riêng Văn Ngọc Tú ở các giải đấu quốc tế và Châu Á đã đưa cô là võ sỹ judo tiếp theo sau đàn chị Cao Ngọc Phương Trinh dự một kỳ Olympic. Dù rằng dấu ấn của Tú ở London chưa nhiều nhưng chỉ riêng việc được góp mặt cũng là sự cố gắng đáng ghi nhận.

Tú tuổi Đinh Mão, quê gốc Sóc Trăng. Gia đình cũng không khá giả gì, mẹ Tú thường phải chạy chợ nuôi 3 con khôn lớn. "Từ nhỏ Tú hơi yếu thần kinh nên đã được ba mẹ cho học taekwondo để nâng cao sức khỏe. Nhưng việc đi lại tới lớp tập hơi khó khăn nên Tú nghỉ taekwondo và chuyển sang tập judo ở gần nhà. Khi ấy Tú khoảng 11 tuổi và cả 3 chị em đều học môn võ này", HLV Lê Duy Hải từng chia sẻ. Trót đam mê nghiệp võ, để hoàn thành tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 Tú phải mất gần 6 năm, gấp đôi thời gian các bạn cùng trang lứa. Nhưng, bù lại, ở tuổi 16 (năm 2003), Văn Ngọc Tú lần đầu đã được khoác áo ĐTQG judo để giành những tấm HCV đầu tiên.

Kỷ niệm không quên của Tú có thể là ở Olympic London 2012 với tư cách là đại diện duy nhất của Judo Việt Nam. Nhưng nếu nói về sự thành công của Tú, có lẽ phải gắn nhiều nhất với những kỳ Đại hội Thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á cũng như môn kurash.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cô gái vàng của làng võ Việt Nam

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.