(HNM) - Thời gian qua các vụ bê bối xoay quanh quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng đã liên tiếp xảy ra như uống nước ngọt đóng chai có chứa vật lạ, ăn bánh mì bị ngộ độc, đi xe khách bị nhồi nhét, ăn ở hàng quán bị
Dư luận xã hội đang rất bức xúc về xu hướng coi thường lợi ích của NTD mà các ngành chức năng cần phải quan tâm, bảo vệ.
Để bảo vệ NTD, hành lang pháp lý như Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành. Tuy nhiên, thực tế dường như lại cho thấy NTD không nhờ đó mà có thêm được công cụ pháp lý gì đặc biệt để bảo vệ mình. Mỗi khi bị thiệt hại, NTD vẫn chỉ là quyền kiện cáo, nhưng cũng rất phức tạp, tốn kém và đầy may rủi.
Có không ít ý kiến cho rằng, pháp luật bảo vệ NTD hiện hành cũng đã ngang tầm với thế giới về tính chặt chẽ, hoàn chỉnh, nhưng NTD vẫn chưa được bảo vệ tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém của hệ thống thực thi pháp luật. Vậy, cần phải làm thế nào để hệ thống này mạnh hơn, hữu hiệu hơn, đặc biệt là nâng cao năng lực chuyên môn và bảo đảm sự công tâm, vô tư của người "cầm cân"?!
Theo các chuyên gia, cách làm tốt nhất là xây dựng một tổ chức làm đối trọng với DN có đủ uy tín, có tiếng nói đủ trọng lượng. Rõ hơn, hiện nay chúng ta đã có Hiệp hội Bảo vệ NTD, nếu cho phép họ quyền phát động tẩy chay đối với sản phẩm, dịch vụ của DN bị cho là không tôn trọng quyền lợi của NTD có thể sẽ là một đối trọng đáng kể. Khi đó, DN sẽ phải coi chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tối thượng, vì sự sống còn của chính DN.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.