Chuyện thật như đùa nhưng lại diễn ra ngay tại một lò thi đại học môn Văn giữa thủ đô Hà Nội.
Chuyện thật như đùa nhưng lại diễn ra ngay tại lò thi đại học môn văn tại quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Mời bạn đọc xem clip:
Get the Flash Player to see this player. url=/Uploads/flash/tuanphong/2013/06/luyenthi.mp4 width=400 height=280 loop=false play=false downloadable=false fullscreen=true displayNavigation=true displayDigits=true playlistThumbs=false |
Để vào được lớp học này, học sinh ngoài tiền mua vé còn phải đóng tiền mua một đề Văn đã giải sẵn. Mỗi buổi học kéo dài 4 tiếng nhưng cô giáo chỉ việc dạy những sỹ tử tương lai học vẹt vanh vách, trơn tru những gì có sẵn trong bộ đề mà không phải nhọc công ghi chép hay tư duy.
Nhiều học sinh “tiếp thu chậm” còn đầu tư cả máy ghi âm về nhà luyện “tập đọc lại”. Phương pháp giáo dục đặc biệt và lạ lùng này được quảng cáo là đỗ đại học đến 90%.
Điều lạ lùng là rất nhiều học sinh lại thích thú với phương pháp giáo dục đặc biệt này. Trong căn phòng rộng hơn 80m2 nhưng có đến gần nghìn học sinh chen chúc, nhồi nhét không còn một khe hở.
Khung cảnh lớp luyện thi. |
Bên ngoài hành lang cũng được tận dụng kín để kê bàn ghế. Thậm chí, để tiếp sức cho sỹ tử tiện chạy sô, lò luyện thi này còn mở hẳn căng tin ngay tại cửa lớp.
Để có được chỗ ngồi đẹp, các em phải đến trước 2 tiếng để xếp hàng vào học. Em nào đến muộn đành chấp nhận cảnh vừa đứng vừa nghe giảng như thế này.
Không có một lối đi ra, nên nhiều học sinh đành phải trèo lên bàn, bước qua đầu bạn. Nóng bức, mệt mỏi, nhiều học sinh chọn cách ngủ, nhắn tin hay chơi điện tử để giết thời gian.
Không biết với phương pháp giáo dục đặc biệt và cách học nhồi nhét như thế này liệu các chủ nhân tương lai của đất nước có tiếp thu được kiến thức hay chỉ giống như những chiếc máy tập đọc ê a vô nghĩa? Và các nhà làm giáo dục sẽ có suy nghĩ gì? Chúng tôi sẽ có câu trả lời trong phần 2 của phóng sự này.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.