3G ngày này đã trở thành một phương thức kết nối Internet không thể thiếu. Nhớ lại những ngày đầu 3G mới có mặt ở Việt Nam, đó là cả một câu chuyện cổ tích dài.
3G ngày này đã trở thành một phương thức kết nối Internet không thể thiếu. Nhớ lại những ngày đầu 3G mới có mặt ở Việt Nam, đó là cả một câu chuyện cổ tích dài.
Mạng di động Vinaphone đã ghi tên mình vào lịch sử ngành viễn thông Việt Nam khi là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G tại Việt Nam vào tháng 10/2009. Khi đó, 3G chỉ được coi như một dịch vụ giá trị gia tăng giống như các dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ, thông báo cuộc gọi nhỡ hay các dịch vụ gia tăng khác.
Bản thân Vinaphone cũng như các nhà mạng khác khi đó đều mông lung khi dự báo về tiềm năng phát triển của mạng 3G. Liệu bao nhiêu phần trăm người dân sẽ sử dụng dịch vụ này? Nhất là trong bối cảnh công nghệ 4G đã manh nha hình thành và được một số mạng nước ngòai chuẩn bị triển khai. Các nhà mạng thực sự lung lay trước câu hỏi “Tốn kém bao nhiêu tiền của cho 3G nhưng liệu việc đầu tư này có mang lại hiệu quả?”
Thế nhưng bằng mọi nỗ lực từ tiền đặt cọc, tăng cường chất lượng sóng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích - được cho là yếu tố quyết định sự thành bại của 3G, dần dần các nhà mạng đã biến ước mơ thành hiện thực.
Từ chỗ người dùng chưa biết đến 3G, rồi chê bai 3G sóng yếu, tốc độ không hơn gì GPRS,… Đến nay, 3G ngày này đã trở thành một phương thức kết nối Internet không thể thiếu. Khi chọn mua một thiết bị di động nào, yếu tố người dùng quan tâm cũng là “có hỗ trợ kết nối 3G hay không”. Người dùng cũng thỏai mái sử dụng các dịch vụ từ xem truyền hình trực tiếp trên điện thoại, xem phim, tải nhạc, cập nhật hình ảnh, status trên mạng xã hội ở mọi nơi, mọi lúc nhờ có… 3G.
Đó là cả một câu chuyện dài mà khi nhớ lại, người ta không khỏi quên hình ảnh của “người dẫn đầu” – công ty Vinaphone đã tiên phong trên nhiều chặng đường lịch sử để biến 3G từ một khái niệm xa lạ trở nên thiết thân với mọi người dân. Ông Hồ Đức Thắng, Phó giám đốc Vinaphone cho biết, ngay từ đầu, công ty đã xác định phải phủ sóng 3G tòan bộ 63 tỉnh, thành phố. Từ 3.114 trạm ban đầu, đến năm 2010, tổng số trạm thu phát sóng 3G của VinaPhone được nâng lên gấp đôi và đến năm 2011 là gần gấp 3. Song song với đó, tốc độ đường truyền cũng liên tục được cải thiện, đến nay đã tăng gấp 3 so với ban đầu.
Bên cạnh đó, Vinaphone đưa ra nhiều dịch vụ thiết thực dành riêng cho 3G. Trong số đó phải kể đến dịch vụ camera giao thông giúp người dùng có thể quan sát trước lộ trình, tránh được các khu vực bị tắc nghẽn. Thông qua 3G, người dùng cũng có thể truy cập vào các trang web ngay trên điện thoại di động để mua hàng trực tuyến, tra bản đồ, quan sát con nhỏ đang học ở trường mẫu giáo,… Nói chung, những việc mà trước đây phải dùng trên máy tính kết nối ADSL thì nay mọi người đều có thể sử dụng ngay trên điện thoại di động nhờ 3G.
Theo kết quả khảo sát của Bộ TTTT về chất lượng dịch vụ 3G công bố đầu năm 2011, đại bộ phận người tiêu dùng đánh giá dịch vụ 3G của Vinaphone có chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, Vinaphone còn dẫn đầu các mạng di động về tính cước chính xác. Các chỉ số về mức độ đảm bảo an toàn thông tin, chất lượng dịch vụ, tốc độ đường truyền, Vinaphone đều nằm trong “top 3”.
Không chỉ tiên phong trong đầu tư hạ tầng, dịch vụ, Vinaphone cũng là đơn vị tiên phong trong việc đưa dịch vụ 3G đến gần người tiêu dùng thông qua các gói cước có mức giá phù hợp. Từ khi ra mắt dịch vụ 3G đến nay, Vinaphone đã 3 lần điều chỉnh giá với mục tiêu để mọi thành phần từ HSSV, hộ gia đình, nhân viên văn phòng,… đều có thể sử dụng 3G với chi phí hợp lý.
Đơn cử như với HSSV, họ chỉ phải trả 20.000 đ/tháng để được hưởng 550 MB dữ liệu ở tốc độ cao nhất (8Mbps dowbload – 2Mbps upload), sau khi sử dụng hết 550MB, khách hàng vẫn được truy cập internet trên mobile với lưu lượng không giới hạn ở tốc độ thấp hơn. Như vậy, các bạn HSSV hoàn toàn không phải lo lắng về chi phí phát sinh khi dùng 3G.
Đặc biệt, với những khách hàng có nhu cầu sử dụng Internet trên máy tính/laptop, VinaPhone cũng có các những chính sách “Tặng SIM ezCom trả sau cho các khách hàng, đồng thời tặng tới 100.000đ/tháng cho khách hàng tích hợp 2 số thuê bao di động trả sau và ezCom trả sau vào 1 hóa đơn cước”.
Với chính sách này, sẽ rất tiện lợi cho việc giám sát sử dụng dịch vụ 3G, nhất là trong các gia đình. Ngoài ra, Vinaphone cũng tăng lưu lượng miễn phí trong các gói ezCom hiện hành của VinaPhone với mức tăng lên đến 17%. Đây là những ưu đãi đánh trúng tâm lý người dùng 3G trong gia đình như một lựa chọn thay thế cho ADSL bởi chi phí thấp hơn, thanh toán tiện lợi hơn, chất lượng cũng vượt trội.
Ngày nay, 3G đã trở thành dịch vụ không thể thiếu của mỗi người dùng di động. So với wifi, 3G có lợi thế hơn hẳn về tính chủ động, linh hoạt (nghĩa là ở đâu người dùng cũng có thể kết nối Internet mà không phải phụ thuộc vào sóng wifi). Hơn thế, 3G mang lại sự an toàn tuyệt đối, tránh được các trường hợp mạng wifi giả mạo, các “chiêu” đánh cắp thông tin do tính bảo mật yếu của mạng wifi. Việc tạo điều kiện để người dùng sử dụng 3G góp phần không nhỏ bảo vệ người dùng khỏi những nguy cơ nói trên.
3G đang dần trở thành dịch vụ gia tăng hấp dẫn nhất và là yếu tố cạnh tranh then chốt giữa các nhà mạng. Tin rằng, với chiến lược đúng đắn, Vinaphone không chỉ mang nhiều dịch vụ tiện ích đến với đông người dùng mà còn vươn lên giữ vị trí “ngôi vương”.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.