Tổ chức bệnh Alzheimer quốc tế (ADI), có trụ sở ở Anh, ngày 21/9 công bố một báo cáo cho biết các chi phí điều trị đối với chứng bệnh mất trí trên toàn thế giới đã lên tới 604 tỷ USD trong năm 2010 - chiếm hơn 1% tổng sản lượng GDP toàn cầu.
Tổ chức bệnh Alzheimer quốc tế (ADI), có trụ sở ở Anh, ngày 21/9 công bố một báo cáo cho biết các chi phí điều trị đối với chứng bệnh mất trí trên toàn thế giới đã lên tới 604 tỷ USD trong năm 2010 - chiếm hơn 1% tổng sản lượng GDP toàn cầu.
Theo ADI, nếu tính các chi phí chăm sóc, điều trị đối với ước tính khoảng 35,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer và các chứng bệnh mất trí khác như một quốc gia thì đây sẽ là nền kinh tế lớn thứ 18 trên thế giới, xếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia.
Chủ tịch ADI Daisy Acosta phát biểu: "chứng bệnh mất trí được coi là một cuộc khủng hoảng y tế và xã hội quan trọng nhất trong thế kỷ 21 và các chính phủ trên thế giới vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ nhằm đối phó với những ảnh hưởng về kinh tế và xã hội mà căn bệnh này gây ra."
ADI dự đoán rằng khi dân số ngày một già đi, các trường hợp mắc chứng bệnh mất trí sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm, lên mức 66 triệu USD trong năm 2030 và 115 triệu năm 2050.
Hiện nay, các nước có mức thu nhập thấp chiếm khoảng 14% tổng số các trường hợp mắc chứng bệnh mất trí nhưng chiếm chưa đầy 1% tổng chi phí chăm sóc và điều trị các ca bệnh này. Trong khi đó, các nước có thu nhập trung bình chiếm 40% tổng số ca bệnh và 10% các chi phí điều trị.
Các quốc gia giàu có chiếm khoảng 46% các ca bệnh và 89% tổng chi phí. Theo ADI, khoảng 70% các chi phí chăm sóc và điều trị chứng bệnh mất trí trên toàn cầu tập trung ở hai khu vực là Tây Âu và Bắc Mỹ.
Trước đây, một báo cáo của tổ chức AA công bố hồi tháng Năm cho biết từ năm 20102050, chi phí chăm sóc những người dân Mỹ ở độ tuổi từ 65 trở lên sẽ tăng gấp sáu lần, đạt 1.080 tỷ USD/năm.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.