Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chú trọng phát triển chuyên ngành mới ứng dụng cao

Nghiêm Ý| 13/10/2014 14:50

Trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Lạc Hồng đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng đòi hỏi và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao.



Không dừng lại ở đó, trường vẫn luôn chú trọng nghiên cứu phát triển tiếp các chương trình và chuyên ngành mới, tạo ra sự đa dạng và cập nhật trong đào tạo hướng vào nhu cầu, hướng vào sinh viên.

Sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng


Trong sự giao thoa của các nền kinh tế và sự phát triển đa chiều của cuộc sống xã hội khiến cho những công việc liên quan đến ngành Luật ngày càng trở nên cần thiết và đang được giới trẻ chọn lựa để đầu tư cho tương lai. Nắm bắt xu thế chung xã hội, Trường ĐH Lạc Hồng đã quyết định mở ngành Luật kinh tế với khối thi A, A1, D1 nhằm cung cấp cho xã hội những chuyên gia pháp lý có kiến thức và kỹ năng về pháp luật kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế.

Để đào tạo ra những cử nhân Luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý ..,Trường đã thiết kế và xây dựng chương trình đạo tạo dựa trên chương trình khung của Bộ GD-ĐT thống nhất ban hành. Thời gian đào tạo tại trường là 4 năm, chương trình đào tạo hướng tới việc trang bị cho sinh viên hai nhóm kiến thức và kỹ năng gồm: phân tích đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế; kỹ năng, thái độ hành nghề cung cấp các dịch vụ pháp luật đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Trong mảng kiến thức thứ nhất sẽ trang bị kiến thức về nền tảng vai trò của thế chế pháp luật đối với phát triển, về vai trò của pháp luật công ty, luật hợp đồng, pháp luật sở hữu trí tuệ, luật tài sản, giải quyết tranh chấp kinh doanh đáp ứng đòi hỏi thực tế từ hoạt động của khu vực doanh nghiệp, trang bị các kiến thức luật kinh doanh quốc tế, hiểu biết về Luật của Việt Nam để vận hành công ty một cách tốt hơn. Trong mảng kiến thức thứ 2 sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, đưa ra các ý kiến pháp lý độc lập; các kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, soạn thảo các văn bản pháp lý, các kỹ năng pháp luật liên quan đến quản trị, điều hành công ty và giải quyết tranh chấp kinh doanh phục vụ các yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của khách hàng từ khu vực doanh nghiệp.

Để làm điều này, nhà trường đã xây dựng một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ có thái độ đóng góp cho cộng đồng và thúc đẩy học kết hợp với hành. Để thực hiện nhiệm vụ, ngoài các giảng viên cơ hữu, nhà trường đã hợp tác chặt chẽ với các trường ĐH lớn khu vực phía nam để mời các giảng viên giỏi tham gia giảng dạy.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Luật kinh tế tốt nghiệp tại Khoa Luật kinh tế ĐH Lạc Hồng có thể công tác tại khu vực doanh nghiệp, công tác tại hệ thống TAND, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý. Ngoài ra, cử nhân Luật kinh tế cũng có thể theo học các khóa đào tạo nghề luật sư và hành nghề luật. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề luật, Khoa Luật kinh tế Đại học Lạc Hồng cũng chú trọng đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân luật tương lai đối với xã hội và cộng đồng.

Đồng Nai, Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh với 71 khu công nghiệp, hàng ngàn dự án đầu tư và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm ngoài khu công nghiệp đang cần khoảng 10.000 cán bộ pháp luật để làm tại các bộ phận pháp chế của doanh nghiệp. Nhu cầu này sẽ là tương lai tươi sáng để sinh viên có thể tìm kiếm được công việc phù hợp cũng như phát triển khả năng của bản thân.

Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng: Năm nay trường mở ngành luật kinh tế bởi đây là ngành các trường có không nhiều mà nhu cầu xã hội cần cũng khá cao. Kinh doanh cho đúng pháp luật cũng được các công ty nước ngoài tại Việt Nam quan tâm nên hầu như các công ty, đơn vị đều có nhu cầu tuyển. Hiện nay, theo thống kê địa bàn Đồng Nai và các tỉnh lân cận thì theo khảo sát của chúng tôi còn cần khoảng 10.000 cán bộ pháp chế. Đó chính là sự hứa hẹn cho tương lai của sinh viên ở ngành học này.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chú trọng phát triển chuyên ngành mới ứng dụng cao

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.