(HNMO) – Ngày 24/1, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) công bố bản Báo cáo Xu hướng Việc làm Việt Nam 2010. Đó là báo cáo thứ hai phân tích thực trạng và xu hướng việc làm, thất nghiệp và thị trường lao động Việt Nam, dựa trên nguồn số liệu từ các cuộc điều tra Lao động việc làm 2007 và 2009.
Báo cáo tập trung vào phân tích các chỉ số về thị trường lao động của Việt
Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin Thị trường Lao động thuộc Cục Việc làm, Bộ LĐ-TBXH là cơ quan thực hiện báo cáo, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thông qua qua Dự án Thị trường Lao động do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ.
Báo cáo Xu hướng Việc làm 2010 đã nêu bật một số thành tựu quan trọng đạt được trong giai đoạn 2007 - 2009. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH cho biết: Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu chính của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, cùng với những thành tựu đạt được của kinh tế thì vấn đề tạo việc làm của người lao động Việt Nam cũng có những kết quả đáng khích lệ, hàng năm tạo việc làm cho từ 1,5 – 1,7 triệu lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 4,43%/năm vào năm 2010.
Bà Rie Vejs-Kjeldgaard, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng: “Phân tích và thông tin thị trường lao động là yếu tố chủ chốt để nhân rộng việc làm bền vững và có năng suất, giúp các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn rõ hơn về các xu hướng việc làm. Việc làm bền vững được coi là cách thức bền vững nhất để giúp người dân thoát khỏi đói nghèo và là mấu chốt quan trọng của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)”. Bà Rie Vejs-Kjeldgaard chia sẻ: “Báo cáo Xu hướng Việc làm Việt
Đại sứ của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Sean Doyle, cho biết: “Là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, Liên minh Châu Âu nhìn nhận tính hiệu quả của thị trường lao động là yếu tố cốt lõi để tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế thành công tại Việt Nam”.
Kết quả của báo cáo:
Trong giai đoạn từ năm 2007 và 2009, Việt
Các mục tiêu của Chương trình Việc làm Bền vững đã đạt được là một yếu tố quan trọng để chống đói nghèo. Tỷ trọng việc làm dễ bị tổn thương giảm xuống 4,3 điểm phần trăm do sự gia tăng tỷ trọng lao động làm công ăn lương (2,9 điểm phần trăm) và gia tăng lao động tự làm (8,2 điểm phần trăm). Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng lao động gia đình không được trả công (4,0 điểm phần trăm) trong cùng kỳ đi ngược lại xu hướng giảm của nhóm việc làm dễ bị tổn thương.
Việt Nam có tỷ số việc làm trên dân số tương đối cao, với gần 75% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất ổn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt
Ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.