(HNM) - Trong 3 ngày chất vấn, các bộ trưởng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, song trong mỗi lĩnh vực phụ trách, các
Tôi cho rằng, trả lời của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, giải trình thêm của Chánh án TAND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an khá tốt. Công tác tư pháp, kiểm sát thời gian qua có những chuyển biến tích cực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như, số bản án dân sự chưa được thi hành còn cao, nhiều cán bộ trong ngành sa sút về đạo đức, phải xử lý hình sự.
Trên cơ sở đó, Quốc hội yêu cầu ngành kiểm sát thực hành tốt chức năng về công tố, chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và chống tiêu cực trong ngành; kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố. Việc tiếp theo là tiếp tục nâng tỷ lệ các kháng nghị của Viện Kiểm sát được tòa chấp nhận lên mức 80-100%.
Về các nội dung giải trình của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền ngày 14-6, đã khá rõ ràng, ngắn gọn, súc tích. Qua chất vấn, nổi lên vấn đề tình trạng nhiều lao động đã được đào tạo nghề nhưng không xin được việc làm hoặc nếu đã xin được việc làm lại phải đào tạo lại. Đây là sự lãng phí lớn. Tôi đề nghị ngành LĐ-TB&XH cần sớm có giải pháp khắc phục, từ việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề, liên kết với các nước để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Đồng thời, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đến nay, Việt Nam mới xuất khẩu được 500.000 lao động, so với chủ trương đề ra mới chỉ đạt được một nửa. Trong khi thị trường còn rộng, nhu cầu tuyển dụng còn lớn…
Trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL, qua thảo luận, các đại biểu đều khẳng định văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam có nhiều tiến bộ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm những giải pháp chấn chỉnh những bất cập hiện nay, bảo tồn di sản, quảng bá hình ảnh đất nước. Đối với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thời gian tới, phải làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch; xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần phát huy những sản phẩm ưu thế, xây dựng thương hiệu; hoàn thiện cơ chế, chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, để nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh, bảo đảm đời sống của nông dân…
Đại biểu Bùi Thị An (Đoàn Hà Nội): Cần có thói quen đã hứa thì phải thực hiện Qua phiên chất vấn kỳ này tại Quốc hội, tôi thấy có bộ trưởng trả lời tốt nhưng cũng có những bộ trưởng trả lời chưa thỏa mãn câu hỏi của ĐB, còn dài dòng, vòng vo, chưa đi vào những giải pháp cụ thể. Điều các ĐBQH cần là bộ trưởng nêu rõ giải pháp, lộ trình thực hiện và kết quả đạt được. Trong số nhiều vấn đề được đặt ra tại các phiên chất vấn, có những vấn đề đã tồn tại lâu, nói nhiều nhưng không được giải quyết dứt điểm. Theo tôi, có lẽ là do chúng ta chưa có thói quen đã hứa thì phải thực hiện. Tất nhiên, đây là một sự đổi mới vừa được đặt ra trong Quốc hội nhiệm kỳ này nên các vị bộ trưởng, trưởng ngành có thể chưa quen với tác phong làm việc như vậy. Nhưng với vai trò là những đại diện của cử tri cả nước, đặc biệt là qua đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, tôi và các ĐBQH sẽ bám rất sát, rất chặt việc các bộ trưởng, trưởng ngành đã hứa, đã cam kết trước Quốc hội, tức là trước cử tri cả nước, về việc thực hiện nhiệm vụ được giao để làm cơ sở đánh giá tín nhiệm. Đại biểu Lê Như Tiến (Đoàn Quảng Trị): Nhận trách nhiệm phải đi kèm các giải pháp xử lý trách nhiệm Theo tôi, chất vấn tại kỳ họp là nhằm xác định trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Chính phủ hoặc của các vị trưởng ngành trong bộ máy nhà nước. Lấy ví dụ, khi tôi chất vấn Phó Thủ tướng, Phó Thủ tướng nắm vấn đề rất chắc từng lĩnh vực, nhưng điều tôi cần là xác định rõ trách nhiệm cá nhân, chứ không phải là trách nhiệm của tập thể, Thường trực Chính phủ. Sau gần nửa nhiệm kỳ Quốc hội, qua trực tiếp chỉ đạo những việc nóng, Phó Thủ tướng hoàn toàn có thể trả lời được trước Quốc hội rằng Phó Thủ tướng đã đưa ra ánh sáng bao nhiêu vụ tham nhũng, xử lý được bao nhiêu vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân… kể cả những việc thành công và chưa thành công. Như vậy, câu trả lời sẽ có sức thuyết phục hơn, đáp ứng được mong đợi của cử tri. Một điều quan trọng hơn nữa là việc nhận trách nhiệm phải đi kèm các giải pháp xử lý trách nhiệm, khắc phục thiếu sót và có thời gian khắc phục. Như vậy, việc nhận trách nhiệm mới được bảo đảm. Vân Anlược ghi |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.