Vừa qua, nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã gửi thông tin chỉ tiêu dự kiến năm 2011 về Bộ GD-ĐT. Theo đó, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường đại học phía Bắc không tăng so với năm 2010.
Tuyển sinh 2011, Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học tốp đầu giảm dần quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học; giảm dần chỉ tiêu đào tạo các trình độ dưới đại học, tăng cường các điều kiện mở rộng quy mô đào tạo sau đại học và nâng cao chất lượng đào tạo đại học chính quy. Thực hiện chỉ đạo trên, nhiều trường đại học phía Bắc dự kiến không tăng chỉ tiêu (CT) tuyển sinh 2011 để nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể như sau:
Thí sinh dự thi vào Học viện Báo chí & Tuyên truyền 2010. |
1 . ĐH Quốc gia Hà Nội: Dự kiến sẽ tuyển 5.500 CT ĐH hệ chính quy tương đương năm 2010.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến tuyển 1.310 CT.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn 1.400 CT.
Trường ĐH Công nghệ: 560 CT.
Trường ĐH Ngoại ngữ: 1.200 CT.
Trường ĐH Kinh tế: 430 CT.
Trường ĐH Giáo dục: 300 CT.
Khoa Luật: 300 CT.
2.Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Tổng CT tuyển sinh dự kiến là 4.000, tương đương năm 2010.
Một số ngành xét tuyển điểm theo ngành có CT cụ thể như sau: Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 50 CT; Thống kê kinh tế xã hội: 50 CT; Hệ thống thông tin kinh tế: 100 CT; ngành Luật: 100 CT; Khoa học máy tính: 50 CT. Các ngành còn lại điểm xét theo điểm sàn vào trường và theo từng khối thi.
3. ĐH Y Hà Nội dự kiến 1.000 CT. Hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội, dự kiến sẽ tăng lên đến 200-300 CT.
4. Trường ĐH Mỏ - Địa chất: Dự kiến chỉ tiêu bậc ĐH là 3.165 CT; bậc CĐ dự kiến tăng lên khoảng 10% với khoảng gần 500 CT.
5. Học viện Tài chính dự kiến năm 2011 tăng 6-7% CT, sẽ tuyển khoảng 3.800 CT hệ chính quy.
6. Học viện Bưu chính - Viễn thông: Dự kiến hệ ĐH, CĐ là 2.650 CT. Cơ sở đào tạo phía Bắc, các ngành đào tạo ĐH: 1.350 CT, các ngành đào tạo CĐ: 500 CT.
Cơ sở phía Nam, các ngành đào tạo ĐH: 650 CT, các ngành đào tạo CĐ: 150 CT. Học viện vẫn có 2 loại CT gồm: CT được cấp ngân sách nhà nước và CT đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cơ sở phía Bắc có 50 CT mỗi ngành và cơ sở phía Nam có 30 CT mỗi ngành được cấp ngân sách đào tạo. Số CT còn lại được đào tạo theo nhu cầu xã hội với mức học phí quy định của học viện.
7. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Dự kiến tăng khoảng 200 CT so với năm 2010 khoảng 4.800 - 5.000 CT bậc ĐH và 800 CT bậc CĐ.
Cụ thể, bậc ĐH: Ngành Cơ khí, Công nghệ nhiệt - lạnh: 1.150 CT. Ngành Điện; Điện tử viễn thông; Toán ứng dụng: 2.000 CT. Ngành Công nghệ hóa học; Công nghệ môi trường; Công nghệ sinh học: 800 CT. Ngành Công nghệ dệt may và thời trang; Khoa học và công nghệ vật liệu; Sư phạm kỹ thuật: 350 CT. Ngành Vật lý kỹ thuật và Kỹ thuật hạt nhân: 140 CT. Ngành Kinh tế và quản lý: 200 CT. Ngành Tiếng Anh: 160 CT.
8. Trường ĐH Ngoại thương: Dự kiến tuyển 3.000 CT bậc ĐH chính quy; 300 CT theo nhu cầu xã hội; 300 CT bậc CĐ.
9. Trường ĐH Hà Nội: Dự kiến tuyển 1.800 CT ĐH chính quy, tăng 100 CT so với năm 2010.
10. Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội: Dự kiến năm 2011 tăng khoảng 5%, cụ thể, bậc đại học khoảng 4.800 CT và khoảng hơn 4.500 CT các hệ khác.
11. Trường ĐH Hàng hải: Dự kiến tuyển 3.100 CT, tăng 100 CT so với năm 2010. Trường mở thêm ngành mới: Toàn cầu hóa và thương mại vận tải biển, đào tạo theo chương trình tiên tiến với 50 CT.
12. Trường ĐH Thủy lợi: CT dự kiến như năm 2010 với 2.900. Các ngành đào tạo ĐH là 2.600, các ngành đào tạo CĐ là 300.
13. ĐH Thương mại: Dự kiến khoảng 3.950 CT.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.