(HNM) - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa thông báo, cả 10 thành viên Ủy ban Thị trường mở liên bang của Fed (FOMC) đã nhất trí giữ lãi suất gần mức 0% khi muốn chờ nền kinh tế của cường quốc số 1 thế giới có thêm nhiều tiến triển. Tuy nhiên, động thái này ẩn chứa đằng sau nhiều chỉ dấu cho thấy,
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ ngày càng giảm là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế số 1 thế giới. |
Những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây đã cho một dự báo như vậy. Tuy giá dầu và vàng thế giới liên tục lập đáy mới, nhưng hiện tại nền kinh tế xứ Cờ hoa đang tăng trưởng khá tốt. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, giá trị tài sản của các doanh nghiệp tư nhân tăng đáng kể. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong 6 tháng qua, tỷ lệ người lao động mất việc là 5,3%, giảm 0,1% so với tháng trước đó, mức thấp nhất ở Mỹ kể từ tháng 4-2008. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cơ bản đang nâng dần lên mức 2% như FED mong muốn... Với đà cải thiện của hầu hết các chỉ số như hiện tại, các chuyên gia dự đoán FED có đủ cơ sở để tăng lãi suất cơ bản, hiện ở mức 0,25% duy trì suốt từ tháng 12-2008 (thời điểm kinh tế Mỹ rơi xuống đáy của cuộc đại suy thoái giai đoạn 2007-2009) trong 6 tuần tới. Nếu FED nâng lãi suất vào tháng 9, điều đó sẽ không chỉ khẳng định về "sức khỏe" mà còn định ra hướng đi của nền kinh tế số 1 thế giới.
Không ít nhà tài chính cho rằng, lẽ ra FED đã tăng lãi suất sớm hơn nhưng vì đồng yên Nhật và đồng euro giảm giá mạnh hồi đầu năm đã khiến FED buộc phải lui bước như một cách nhằm hỗ trợ "đồng minh". Thế nhưng, sự kiện Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) trong 3 ngày liên tiếp đã đẩy FED vào tình huống khó có thể lưỡng lự để không chỉ bảo vệ xuất khẩu mà còn tạo "thế mạnh" trong nhập khẩu. FED nhận định, giá hàng hóa thế giới sụt giảm (một phần do kinh tế Trung Quốc giảm tốc tăng trưởng) có thể gây áp lực lên mục tiêu lạm phát. Trong khi đó, tiền lương của Mỹ đang bị mắc kẹt khi mức lương trung bình chỉ tăng 2% mỗi năm dù nền kinh tế lớn nhất thế giới đã hồi phục từ tháng 6-2009. FED muốn tránh lỗi lầm tương tự như trong quá khứ, khi nâng lãi suất quá sớm mà tỷ lệ lạm phát vẫn yếu và khiến nền kinh tế quay trở lại tình trạng suy thoái. Về cơ bản, FED thường tăng lãi suất khi cho là đã "đến lúc" và phải kiểm soát lạm phát. Thời gian qua, lạm phát tại Mỹ có xu hướng chững lại do giá dầu thế giới sụt giảm.
Chủ tịch FED Janet Yallen khẳng định, khi tăng lãi suất, cơ quan này sẽ triển khai từng bước để tránh tạo ra cú "sốc" với nền kinh tế vốn đang được hưởng lợi từ mức lãi suất đi vay thấp. Lãi suất tăng có "lộ trình" cùng những quãng nghỉ cố định sẽ giúp FED kiểm soát được tác động kéo theo; đồng thời không tạo ra nguy cơ gây rắc rối với nền kinh tế toàn cầu, ở cả Trung Quốc hay Châu Âu. Sau khi FED tăng lãi suất ngắn hạn, các loại lãi suất khác như: Vay thế chấp, vay nợ tự động và vay nợ doanh nghiệp được dự báo có thể tăng. Nếu FED tăng lãi suất, đồng USD sẽ tăng giá, sẽ có lợi cho doanh nghiệp Mỹ khi nhập khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm lao động thủ công từ các nước phát triển. Hàng hóa từ các nước phát triển sẽ rẻ đi dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn.
Giá USD tăng cao cũng sẽ hấp dẫn người "có của ăn của để" hơn. Hàng hóa tính theo USD sẽ lên giá so với nội tệ và qua đó sẽ phần nào hạn chế được nhập siêu. Nhưng trên hết, kinh tế thế giới sẽ ổn định hơn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà đầu tư không hào hứng khi Janet Yallen và cộng sự hành động như vậy. Vì, tăng lãi suất sẽ khiến doanh nghiệp tư nhân gặp khó do mức lãi suất tiền vay tăng khiến tốc độ tăng trưởng của công ty khó bù đắp. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng sẽ đối mặt với giai đoạn khó khăn vì tăng lãi suất sẽ khiến tiền lời kiếm được trên thị trường chứng khoán ít hấp dẫn hơn. Ngân hàng Goldmans Sachs (GS) cho rằng, FED sẽ không tăng lãi suất, ít nhất là đến tháng 12 năm nay, vì các ngân hàng trung ương khắp thế giới muốn giữ mức lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thế nhưng, sự bật dậy của kinh tế Mỹ đã khiến khả năng tăng lãi suất đến gần hơn bao giờ hết. Khi nền kinh tế xứ Cờ hoa vẫn được kỳ vọng là đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế thế giới trong bối cảnh Trung Quốc vừa buộc phải phá giá đồng NDT thì bất kỳ tín hiệu lạc quan nào của kinh tế Mỹ cũng sẽ tác động lên nền kinh tế toàn cầu
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.