Chuyện: Người nông dân, suốt một thời gian dài toát mồ hôi hột
Tuy nhiên, đại diện cơ quan chức năng cho biết, việc thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, như ngô tăng thêm khoảng 5% từ ngày 1-1-2010 chẳng hạn, cũng có tác động đến giá nhưng mức độ không nhiều. Nguyên nhân chính khiến giá thức ăn chăn nuôi liên tục "nóng" trong nhiều năm trở lại đây là thành phẩm hiện phải "đi" qua quá nhiều đại lý, chịu "gánh nặng" quảng cáo và nhiều thứ "lộ phí" khác... Riêng việc đóng gói bao bì, nhãn mác cũng tốn khá nhiều chi phí. Ngoài ra, nguồn nhập khẩu lại gặp nhiều ách tắc tại cảng và tốn nhiều loại chi phí vận chuyển. Hiện tại, Việt Nam phải nhập hơn 50% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng sản xuất trong nước cũng chỉ đủ đáp ứng được 70-75% nhu cầu nên "hoàn toàn bị động". Mặt khác, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi lại được quy hoạch chưa rõ ràng, phân bố không hợp lý.
Câu hỏi đặt ra: Việc người nông dân phải "chạy" theo giá thức ăn chăn nuôi đã dẫn tới nhiều bất lợi. Thứ nhất, với chăn nuôi, trên thực tế, họ hầu như không có lãi hoặc lãi không đáng kể. Thứ hai, giá thành sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với nhiều nước khác. Điều này sẽ đẩy người nông dân cũng như ngành chăn nuôi vào thế bất lợi khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Song điều vô lí nhất là tại sao trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với một lực lượng lớn lao động trong lĩnh vực này, trong đó có chăn nuôi, thì các lĩnh vực phụ trợ - bảo quản, chế biến, thức ăn chăn nuôi... cho người nông dân lại không hề được quan tâm?
Nếu cứ tiếp tục như hiện nay thì người nông dân còn phải vắt chân lên cổ "chạy" đến bao giờ?
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.