Cho con chơi điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để được “nhàn thân” chốc lát là tâm lý chung của rất nhiều ông bố bà mẹ hiện đại ngày nay. Thoái thác một phần dành thời gian với con trẻ, cha mẹ đã vô tình đẩy con vào nguy hiểm mà không hay biết.
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng”, gian khổ dành phần cho smartphone
Trong lần lên thành phố thăm con cháu, ông Hùng (Gia Lâm, Hà Nội) giật mình khi thấy hai đứa cháu ngoại lần lượt 3 tuổi và 5 tuổi ngồi “im thin thít” ôm điện thoại di động suốt cả ngày. Thỉnh thoảng chị Vy, mẹ của hai đứa trẻ nhắc nhở “Giơ xa xa cái máy ra, cận bây giờ”, hai bé lại tạm ngừng mấy giây, sau đó tiếp tục xem những hình ảnh nhảy nhót trên cái màn hình không to hơn lòng bàn tay là bao.
Khi bị ông ngoại nhắc nhở vì cho con chơi điện thoại quá nhiều, mẹ hai cháu bày tỏ: “Con cũng biết cho chúng nó chơi nhiều máy thì hại, nhưng không cho chơi thì không yên, không làm được việc gì khác nữa nên đành...”
Những đứa trẻ "nghiện" smartphone (Hình minh họa). |
Không chỉ riêng nhà chị Vy mà trong rất nhiều gia đình, máy tính bảng, laptop, điện thoại thông minh... đã trở thành “vị cứu tinh” của cha mẹ để dỗ con khỏi quấy, để thêm thời gian dọn dẹp nhà cửa hay làm nốt việc công ty khi con đã hoàn toàn tập trung vào màn hình. Giờ đây, thay vì lo lắng con có đi lạc khi ra ngoài chơi hoặc có trầy da xước vẩy vì nghịch ngợm lung tung, cha mẹ chỉ còn mỗi nỗi lo con có đánh rơi vỡ màn hình cái điện thoại hay không mà thôi.
Công nghệ không xấu, phó mặc con cho công nghệ mới xấu!
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của công nghệ và những tiện ích của nó mang lại trong việc giải trí và giáo dục cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc định hướng và giám sát “xem cái gì”, “xem bao lâu” là việc mà cha mẹ chắc chắn phải làm ngay và làm thường xuyên nếu không muốn hại con mình.
Thời gian vừa qua, các vị phụ huynh đã được một phen “tá hỏa” khi báo đài đồng loạt đưa tin về một channel Youtube dành cho trẻ em nhưng lại đăng những clip bạo lực, gợi dục, phản khoa học... sử dụng các nhân vật như công chúa Elsa, người Nhện... để lôi kéo hứng thú của con trẻ. Phát hiện ra thì đã quá muộn, những đứa trẻ ngây thơ dùng Youtube không dưới sự giám sát của bố mẹ đã miệt mài xem hết cả playlist không sót cái nào. Rõ ràng, “cô bảo mẫu” công nghệ tốt hay xấu là phụ thuộc vào trách nhiệm của bậc làm cha mẹ đối với chính những đứa con của mình.
Đừng cấm hươu chạy, phải bày cho đúng đường đúng cách
Trên đời cái gì cũng có hai mặt, vậy làm thế nào để con trẻ phát triển đúng hướng khi sử dụng công nghệ? Đó mới là bài toán cần giải, thay vì biện pháp “cùng cực hóa” là cấm trẻ sử dụng máy tính bảng hay smartphone. Cha mẹ thường rất cẩn thận và kĩ tính khi tìm hiểu thứ cho con ăn, con uống nhưng lại chủ quan đối với những thứ con xem, con chơi mà không biết rằng sự độc hại “tâm hồn” còn nghiêm trọng và để lại hậu quả lâu dài hơn cả độc hại “tiêu hóa”.
Để bảo đảm trẻ phát triển lành mạnh, hãy quy định thời gian tối đa được sử dụng công nghệ. Nếu sử dụng internet, hãy tìm hiểu kỹ nội dung của những video dành cho trẻ em và bảo đảm chúng có tính giáo dục như: ca nhạc thiếu nhi, video dạy tiếng anh trẻ em hoặc dạy kỹ năng sống dạng hoạt hình. Như vậy, trẻ không những được giải trí lành mạnh mà còn “thẩm thấu” được kiến thức bổ ích một cách chủ động mỗi ngày.
Các video hấp dẫn dạy kỹ năng sống bổ ích dành cho thiếu nhi trên mpoki.vn. |
Bố mẹ có thể tham khảo những video hoạt hình dạy kỹ năng sống cho trẻ em trên website poki.vn hoặc mpoki.vn và vpoki.vn (khi sử dụng điện thoại) đã được kiểm duyệt và cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông. Các video này hiện được sử dụng để giảng dạy trong chương trình Giáo dục Kỹ năng sống POKI cho công ty CP Kết nối trường học Việt Nam (VSC) ủy quyền triển khai tại hơn 250 trường mầm non, tiểu học trên khắp Việt Nam và đã được trao danh hiệu Sao Khuê 2017 vì những đóng góp quan trọng vào sự phát triển-ứng dụng CNTT vào nền giáo dục hiện đại. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.