Câu 1. Đây là một phép tính sai: 1 + 3 + 6 x 2 = 22. Biết rằng khi tăng một trong các số trong phép tính lên 1 đơn vị thì sẽ được phép tính đúng. Hỏi ta cần tăng số nào?
Đây là một phép tính sai: 1 + 3 + 6 x 2 = 22. Biết rằng khi tăng một trong các số trong phép tính lên 1 đơn vị thì sẽ được phép tính đúng. Hỏi ta cần tăng số nào?
Đáp số: Số 2.
Nhận xét. Ta liệt kê các trường hợp là: 2 + 3 + 6 x 2 khác 22, 1 + 4 + 6 x 2 khác 22, 1 + 3 + 7 x 2 khác 22, 1 + 3 + 6 x 3 = 22, 1 + 3 + 6 x 2 khác 23.
Câu 2. Lúc 1 giờ 30 phút, An xuất phát bằng xe đạp đi từ phố A. An đến phố B lúc 3 giờ 30 phút. Biết An đi với vận tốc không đổi trên suốt quãng đường. Tìm thời điểm An đi được một phần ba quãng đường.
Đáp số: 2 giờ 10 phút.
Nhận xét. Thời gian An đi từ phố A đến phố B là: 3 giờ 30 phút - 1 giờ 30 phút = 2 giờ.
Đổi 2 giờ = 120 phút.
Thời gian An đi một phần ba quãng đường là 120 : 3 = 40 (phút).
Thời điểm An đi được một phần ba quãng đường là: 1 giờ 30 phút + 40 phút = 2 giờ 10 phút.
Câu 3. Số 24 chia hết cho chữ số hàng đơn vị của nó vì 24 : 4 = 6. Hỏi có bao nhiêu số tự nhiên từ 30 đến 39 có tính chất trên?
Đáp số: 5 số.
Nhận xét. Thử lần lượt các số từ 31 đến 39, ta tìm được các số có tính chất trên là: 31, 32, 33, 35, 36.
Câu 4. Ba bạn An, Bình và Cường thi ăn kẹo nhanh. Khi An ăn được 6 chiếc kẹo thì Bình ăn được 4 chiếc kẹo và Cường ăn được 5 chiếc kẹo. Biết trong nửa giờ, Bình ăn được 12 chiếc kẹo. Tính số kẹo ba bạn đã ăn trong nửa giờ.
Đáp số: 45 chiếc kẹo.
Nhận xét. Ta có 12 : 4 = 3, (6 + 4 + 5) x 3 = 45.
Câu 5. Ta thấy 82 và 22 là một cặp số tự nhiên có hiệu bằng 60 vì 82 - 22 = 60. Có bao nhiêu cặp
số tự nhiên có hai chữ số mà hiệu bằng 60?
Đáp số: 30 cặp số.
Nhận xét. Ta thấy: 70 và 10 là cặp số có hai chữ số nhỏ nhất thỏa mãn 70 - 10 = 60; 99 và 39 là cặp số có hai chữ số lớn nhất thỏa mãn 99 - 39 = 60.
Ta có 39 - 10 + 1 = 30.
Câu 6. Một bảng hình vuông cạnh 2cm được chia thành bốn hình vuông cạnh 1cm. Ta viết vào mỗi ô vuông nhỏ một số tự nhiên. Biết tổng hai số viết trên dòng thứ nhất là 8, trên dòng thứ hai là 10 và trên cột thứ nhất là 14. Tính tổng hai số viết trên cột thứ hai.
Đáp số: 4.
Nhận xét. Cách 1. Tổng các số viết trên hai dòng là 8 + 10 = 18.
Tổng hai số viết trên cột thứ hai là 18 - 14 = 4.
Cách 2. Ta có 14 : 2 = 7; 7 < 8; 7 < 10. Ta chọn một cách viết số như sau:
7 1
7 3
Từ đó 1 + 3 = 4.
Kết quả kỳ trước. Ban đầu, ba bạn Dương, Bình và Cường sẽ xếp hàng dọc cạnh nhau. Có 6 cách xếp hàng. Sau đó, An có hai cách xếp hàng là sẽ đứng vào ngay trước hoặc sau Bình. Ta có 6 x 2 = 12.
Đáp số: 12 cách.
Trao giải 50.000 đồng cho bạn Đặng Bảo Linh (34 Tôn Đức Thắng)
Kỳ này. Câu hỏi tương tự câu 3, thay hai số 30 và 39 bởi 60 và 69. Câu trả lời gửi về chuyên mục “Toán học, học mà chơi”, tòa soạn Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.