Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cần giải quyết từ gốc

Thanh Hiền| 07/05/2011 08:25

(HNM) - Từ đầu năm đến nay, tại 4 khu công nghiệp (KCN) Thăng Long, Quang Minh, Phú Nghĩa và Nội Bài trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 24 vụ ngừng việc tập thể liên quan đến 9.840 lao động.

của Nhật Bản, Trung Quốc…Tại KCN Thăng Long, các DN như Nissei Electrics Hà Nội, Sato, Aikawa, Iritani… (Nhật Bản), do mức lương tối thiểu vùng quy định thấp, các chủ DN chỉ dựa vào mức tiền lương tối thiểu đã quy định để trả lương cơ bản cho NLĐ. Lương cơ bản cùng với các khoản phụ cấp, trợ cấp, kể cả làm thêm giờ... tổng thu nhập tối đa của NLĐ chỉ 1,7-2,2 triệu đồng/tháng. Mức lương của công nhân vốn đã hạn hẹp, trước áp lực giá cả gia tăng càng khiến đời sống của họ khó khăn hơn. Điều đó lý giải vì sao thời gian qua hầu hết các vụ ngừng việc tập thể đều có nguyên nhân NLĐ đòi tăng lương. Ngoài ra, chủ sử dụng lao động đã yêu cầu NLĐ làm thêm vượt quá nhiều giờ, trái với quy định của pháp luật lao động về thời gian làm việc. Bên cạnh đó, một số DN gặp khó khăn trong sản xuất, phải thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã cho NLĐ nghỉ việc trái quy định; quá trình xây dựng bảng lương, tiền thưởng ở một số DN chưa công khai, minh bạch cũng gây bức xúc cho NLĐ…

Mặc dù hầu hết công nhân đều biết phải chấp nhận khó khăn, cùng DN vượt qua thách thức để duy trì việc làm, ổn định cuộc sống. Song khi quyền lợi của họ bị DN xâm hại, nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động và ngừng việc là khó tránh khỏi. Đơn cử như vụ việc ngày 12-2-2011, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Việt Nam Iritani nhận được đơn của tập thể công nhân lao động với nội dung đề nghị, tăng lương cơ bản lên 1,8 triệu đồng, tăng thêm 500.000 đồng tiền trợ cấp, đề nghị tổ chức làm việc 3 ca, tăng thêm một bữa ăn phụ khi NLĐ làm thêm giờ; không được sa thải NLĐ khi vụ việc được giải quyết xong... Công ty TNHH Việt Nam Iritani là DN 100% vốn của Nhật Bản, gồm 2 xí nghiệp sản xuất linh kiện, máy in, máy fax, máy photocopy, tivi cho Công ty Canon Việt Nam với tổng số hơn 900 lao động. Sau khi đàm phán, thương lượng, Ban Giám đốc công ty này đã chấp nhận điều chỉnh một số nội dung chính từ tháng 3-2011, gồm tăng lương cơ bản từ 1,5 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng/tháng; tăng tiền chuyên cần (khoản tiền khuyến khích làm việc đủ ngày công) từ 80.000 đồng lên 100.000 đồng/tháng, không áp dụng tiền khích lệ là 220.000 đồng/tháng mà chuyển thành phụ cấp sinh hoạt là 250.000 đồng/tháng; chi 10.000 đồng/người cho bữa ăn phụ khi làm thêm 2 giờ trở lên... Riêng kỳ nghỉ phép năm, trước đây công ty sắp xếp nghỉ theo lịch cố định, nay để NLĐ tự đề nghị thời gian nghỉ và không trừ vào tiền chuyên cần hằng tháng; nếu không nghỉ hết phép năm, cuối năm công ty sẽ thanh toán tiền trả NLĐ.

Với sự vào cuộc quyết liệt của Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cùng các ngành liên quan, các vụ việc nói trên cơ bản được giải quyết. NLĐ đã trở lại làm việc sau khi lãnh đạo DN hứa giải quyết và cam kết đáp ứng hầu hết yêu cầu của NLĐ. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là các cơ quan quản lý nhà nước phải có chế tài xử lý nghiêm minh trước những vi phạm của DN, nhằm ngăn chặn việc DN vẫn có thể "lách luật" ép NLĐ khi các chế tài xử lý chưa đồng bộ. Theo kiến nghị của Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, ngành chức năng cần sớm nghiên cứu để sửa đổi Bộ luật Lao động, nhất là với những DN FDI, trên cơ sở nghiên cứu điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho phù hợp với giá thị trường lao động hiện tại, tránh để các DN lợi dụng mức lương tối thiểu làm căn cứ để chi trả lương thấp cho NLĐ. Ở những địa phương có KCN tập trung, cần để ở mức lương tối thiểu là vùng 1 ngay từ năm 2012. Bên cạnh đó, các ngành chức năng tăng cường phối hợp với Ban quản lý nhằm thanh, kiểm tra những DN có biểu hiện vi phạm pháp luật lao động, nhất là những DN đã xảy ra các vụ ngừng việc tập thể trong thời gian gần đây để phát hiện, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Vấn đề này cần được giải quyết từ "gốc" mới hy vọng xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong các DN.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cần giải quyết từ gốc

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.