Tôi gặp Phạm Kiên Cường, cây viết chủ lực của Báo Điện Biên Phủ trong một chuyến lên Điện Biên công tác hồi tháng 3-2014. Ấn tượng đầu tiên về anh là sự nhiệt tình, năng nổ. Sau vài câu chuyện, tôi được biết anh là một trong những người được giao trực tiếp theo dõi dự án
Người dân xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông, làm đất trên nương. |
Phạm Kiên Cường kể: Sau 15 năm làm nghề "gõ đầu trẻ" (1995-2010), năm 2010 mình chuyển công tác về Báo Điện Biên Phủ. Năm 2011, được lãnh đạo giao theo dõi dự án cho đến khi hoàn đủ vốn gửi lại Báo Hànộimới năm 2013. Mình là người thứ tư và cũng là người "khóa sổ" dự án và phải nói đây là quãng thời gian nhiều kỷ niệm...
Được biết, Pú Hồng và Phình Giàng là hai xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông với đa số là đồng bào Mông, Khơ Mú sinh sống. Ở Báo Điện Biên Phủ, mỗi tháng Kiên Cường và các phóng viên đều phải xuống cơ sở 15 ngày nên rất hiểu hoàn cảnh của bà con cơ sở. 70% bà con ở hai xã nói trên thuộc diện hộ nghèo nên việc đưa dự án của Báo Hànộimới vào hỗ trợ người dân là hết sức thiết thực. Kiên Cường cho biết: Mình rất mừng là kết thúc dự án năm 2013, không còn bà con nào nợ tiền trong khi hiệu quả từ những mô hình nuôi trâu bò sinh sản, trồng măng bát độ, nuôi thủy sản, trồng lúa nước... giúp bà con xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhưng rồi giọng anh lại chùng xuống: "Ngày mới xuống địa bàn làm dự án phải nói là rất vất vả. Đường từ Điện Biên Phủ vào Pú Hồng, Phình Giàng chỉ khoảng 50km nhưng nếu đi vào mùa mưa thì phải mất cả ngày. Những hôm không ra kịp, gặp mưa thượng nguồn đổ về, có khi ở lại bản cả tuần liền. Mưa rừng kèm theo điều kiện vệ sinh nơi thôn bản không bảo đảm, bọ chét cắn khắp người nên không thể nào ngủ được, nhưng nghĩ đến nhiệm vụ cấp trên giao phải cố gắng vượt qua" - Kiên Cường cho biết thêm.
Có một câu chuyện mà Phạm Kiên Cường không kể lại, nhưng tôi biết, những người như anh (trước đó là Lầu A Vàng - nay là Trưởng ban Dân vận huyện Mường Ẳng - tỉnh Điện Biên) và một số phóng viên ở Báo Điện Biên Phủ đã đổ nhiều công sức để dự án xóa đói, giảm nghèo về đích đúng tiến độ. Niềm vui của bà con Pú Hồng, Phình Giàng khi được hưởng thụ dự án đã không phụ công của Kiên Cường. Ba năm theo dự án, đều đặn hằng tháng anh đôi lần băng rừng đến từng nhà dân hướng dẫn đồng bào kỹ thuật canh tác, chăm sóc trâu bò và kiểm tra tiến độ dự án. Và rồi, Kiên Cường đã thực sự trở thành người dân bản lúc nào không hay.
Trong câu chuyện, tôi nhận thấy ánh mắt người phóng viên đầy tâm huyết Phạm Kiên Cường một niềm vui nho nhỏ!
Thế Dũng
- - - - - - - -
Tình sâu nghĩa nặng
64 năm (1950-2014) của cuộc đời làm báo, nhìn lại tôi mới thấy những kỷ niệm sâu sắc gắn bó tôi với tất cả các tờ báo trước ngày Thủ đô giải phóng và tờ sau đó đã góp mặt vào thành một bộ phận của Hànộimới ngày nay.
Năm 1950, vì lý do riêng, tôi trở về sống trong lòng Hà Nội bị Pháp tạm chiếm và công tác với tờ Tia Sáng do nhà báo Hiền Nhân làm chủ bút. Tôi đã có hàng chục kịch thơ, thơ, phóng sự, bút ký in trên báo này. Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Chủ Báo Tia Sáng định chuyển nhà in và đưa báo vào Nam, nhưng ông Hiền Nhân đã cùng anh em công nhân kiên quyết giữ máy lại, để đến ngày 11-10-1954 ra số đầu Báo Thời Mới chào mừng Thủ đô giải phóng. Tôi tiếp tục làm cộng tác viên của Thời Mới với những bài thơ chào mừng sự kiện lịch sử này. Tới 24-10-1957, Đảng bộ thành phố cho ra đời Báo Thủ đô, tôi có hai anh bạn là Lê Tám và Dương Linh, nguyên cán bộ "nằm vùng" tại Hà Nội tạm chiếm, ở trong tòa soạn nên đã nhanh chóng trở thành cộng tác viên của Báo Thủ đô.
Đến lúc tờ Hà Nội hằng ngày nhập vào với Báo Thủ đô, trở thành Báo Thủ đô Hà Nội ra số đầu ngày 1-1-1959 tôi vẫn cộng tác tích cực. Tờ Thời Mới lúc này thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, được sáp nhập với Thủ đô Hà Nội thành Hànộimới ra số 1 (loại mới) ngày 25-1-1968, tôi càng cộng tác thân thiết với báo với các bài viết về địa chỉ các quận, huyện, các phố mới đặt tên, các làng nghề, phố nghề, các di sản văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và con người Hà Nội thanh lịch. Tôi cũng là cây bút tham gia hầu hết các cuộc thi viết của Báo Hànộimới và cũng nhiều lần được nhận giải. Năm 1992, tôi nghỉ hưu sau khi làm Trưởng phòng Biên tập, Trung tâm Thông tin - Triển lãm của Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, thì được Tổng Biên tập Hồng Lĩnh - Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội mời tham gia Ban liên lạc các nhà báo hưu trí Hà Nội do nhà báo Dương Linh, nguyên Phó Tổng Biên tập làm Trưởng ban. Tình cảm của tôi gắn bó với các nhà báo Hà Nội ngày càng thắm thiết hơn.
Năm 2011, Hội Nhà báo Hà Nội lại giới thiệu tôi với Hội đồng thi đua thành phố để vinh danh cho tôi là Công dân Thủ đô ưu tú. Có thể nói sự nghiệp làm báo của tôi đã trưởng thành có một phần nhờ Báo Hànộimới.
Hànộimới vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, tôi xin chân thành gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên các thế hệ của Báo Hànộimới. Chúc Hànộimới với các loại báo in, báo điện tử nhanh chóng trở thành tập đoàn báo chí của Thủ đô và của Việt Nam.
Giang Quân
- - - - - - - - - - - -
Luôn mới và hấp dẫn
Hànộimới có cách viết và trình bày báo khá hiện đại, hấp dẫn. Tôi đặc biệt ấn tượng vì báo thường xuyên có sự đổi mới để phù hợp với nhu cầu của bạn đọc trong từng thời kỳ. Ngoài việc thông tin kịp thời những sự kiện quan trọng cả trong nước và quốc tế, nhất là những sự kiện thời sự trên địa bàn Thủ đô, Báo Hànộimới thường xuyên tổ chức những loạt bài chuyên sâu, nhạy bén phát hiện, phản ánh những vấn đề lớn, nóng hổi tính thời sự mà dư luận đang quan tâm hoặc tấn công mạnh mẽ các vụ việc tiêu cực điển hình. Nhiều vấn đề, sự việc tiêu cực báo phản ánh đã được các cơ quan chức năng nhanh chóng tiếp thu, vào cuộc giải quyết, khiến bạn đọc càng thêm tin tưởng, yêu mến Báo Hànộimới.
Bạn đọc với Báo Hànộimới. Ảnh: Thái Hiền |
Đi đôi với phản ánh kịp thời những vấn đề lớn, sự kiện thời sự nổi bật, Báo Hànộimới còn thật sự gần gũi với đông đảo bạn đọc vì có những chuyên mục phù hợp với mọi đối tượng, mọi gia đình. Điển hình như chuyên mục "Mỗi ngày một chuyện" khiến mọi người đều phải suy ngẫm, rút ra bài học cho mình rất bổ ích. Trang Thiếu nhi được các cháu nhỏ yêu thích, thực sự hữu ích trong giáo dục nhân cách học sinh…
Là một độc giả đã có hơn 10 năm thường xuyên gắn bó với Báo Hànộimới, tôi thấy rằng Hànộimới không chỉ xứng đáng với vị thế của báo Đảng Thủ đô, mà còn thực sự là một trong những tờ báo có uy tín về chất lượng thông tin, đặc biệt là độ nhân văn và tính định hướng dư luận. Mong Báo Hànộimới tiếp tục đổi mới không ngừng như đã từng thường xuyên đổi mới trong thời gian qua.
Cát Huy Quang
- - - - - - - - - - - - -
Tờ báo dẫn tôi vào nghề “tay trái”
Người cao tuổi phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) đọc Báo Hànộimới. |
Trong tâm trí tôi, Hànộimới chính là tờ báo dẫn tôi vào nghề "tay trái". Hơn 15 năm trước, tôi chỉ là người chơi ảnh và làm ảnh phục vụ công tác chuyên môn của ngành công an. Khi xem báo thấy những bức ảnh do các phóng viên chụp luôn có tính xác thực cao, tôi nghĩ mình phải học hỏi để có những tác phẩm hay, phục vụ chuyên ngành của mình. Kể từ đó, tôi bắt đầu chọn chụp những bức ảnh chủ yếu phản ánh về cuộc sống, sinh hoạt, lao động của cộng đồng dân cư nơi tôi sinh sống, trên đường phố, rồi chọn đem gửi Báo Hànộimới. Không dừng ở việc gửi ảnh, tôi còn viết tin, bài cho báo. Đến với Báo Hànộimới, chúng tôi luôn được sự tiếp đón như người thân từ người lễ tân, tới các phóng viên, biên tập viên các ban, người trả tiền nhuận bút, báo biếu…, hơn nữa còn được các phóng viên, biên tập viên hướng dẫn cách tìm đề tài, nâng cao năng lực, tư duy làm báo. Chính từ việc cộng tác với Báo Hànộimới tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí của mình, qua đó có thêm cơ hội cộng tác với nhiều tờ báo khác.
Duy Tường
- - - - - - - - - - -
Người bạn tin cậy, thân thiết của bạn đọc
Trải qua 57 năm xây dựng và trưởng thành, kể từ khi Báo Hànộimới ra số hằng ngày đầu tiên (24-10-1957), với sự cống hiến, đóng góp của biết bao thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên để những thông tin chính thống về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng bộ và chính quyền thành phố; phản ánh qua tờ báo luôn được các tầng lớp nhân dân quan tâm, đón nhận. Báo đã thực sự trở thành cầu nối giữa nguyện vọng của người dân với các quyết sách của Đảng, Nhà nước và thành phố. Những thông tin cập nhật của Báo Hànộimới hằng ngày, cùng các ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần, Hànội Ngày nay, Hànộimới Điện tử đã giúp cho người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhận thức được nhiều điều bổ ích, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác và cả trong cuộc sống thường nhật.
Báo đã tập hợp, phản ánh được ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, quản lý… Báo cũng có nhiều bài viết kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị quan trọng, các sự kiện lớn của Thủ đô và cả nước. Nhiều bài viết có tác dụng phản biện xã hội thuyết phục, có tác dụng định hướng dư luận tốt, góp phần tạo ra sự đồng thuận xã hội trước các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị ở Thủ đô, tranh thủ được tiếng nói xây dựng, khách quan của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đối với công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, thành phố vì hòa bình...
Nhân dịp Báo Hànộimới vinh dự và tự hào đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, xin kính chúc cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo dồi dào sức khỏe, không ngừng đổi mới thực sự là người bạn tin cậy, thân thiết của đông đảo bạn đọc gần xa…
Nguyễn Minh Hùng
Chủ tịch UBND quận Hà Đông Lê Cường:Định hướng dư luận xã hội một cách tích cực
Hiện nay, quận Hà Đông đang trong quá trình đô thị hóa. Các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá đang được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai, giải quyết đơn thư, bảo đảm an ninh trật tự và đời sống dân sinh luôn được chú trọng. Trong những năm gần đây, Sở Tư pháp TP Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn Thủ đô. Một trong những kênh thông tin chúng tôi chú trọng để phổ biến, giáo dục pháp luật là thông qua báo chí Thủ đô, đặc biệt là Báo Hànộimới. Báo Hànộimới đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố để đưa tin, viết bài về các hoạt động của ngành tư pháp, công tác phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố. Thông qua các chuyên đề Đời sống, pháp luật, Cải cách hành chính, trang Bạn đọc…, Báo Hànộimới đã tích cực phản ánh từ quá trình xây dựng đến phổ biến, thực thi chính sách, pháp luật. Hưởng ứng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mới đây, Báo Hànộimới đã mở chuyên mục "Đưa Hiến pháp vào cuộc sống". Tôi cho rằng, đây là việc làm hết sức thiết thực để đưa Hiến pháp vào cuộc sống. Đặc biệt, thời gian qua, tính phản biện trên báo ngày càng được nâng cao, đặt ra các vấn đề ngày càng nóng bỏng hơn. Các quyết sách về kinh tế - xã hội liên quan con đường phát triển đất nước, các vấn đề đời sống dân sinh ở Thủ đô được báo phản ánh sôi động, trách nhiệm. Trong đời sống xã hội, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới ban hành rất cần sự đồng thuận, tuân thủ vì lợi ích chung. Nhiều bài viết trên Hànộimới đã đóng góp, hỗ trợ theo định hướng đó. Tôi mong Báo Hànộimới tiếp tục sát cánh cùng Sở Tư pháp làm tốt cả hai vai trò: Tích cực tham gia xây dựng, phổ biến chính sách, pháp luật và phản biện chính sách một cách khoa học, khách quan, trung thực. Nhân dịp Báo Hànộimới đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp tích cực của báo trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và những mảng công tác khác của Sở Tư pháp thời gian qua. Chúc Báo Hànộimới luôn mới.
Phó Tổng Giám đốc HDBank, TS Lê Thành Trung:Hànộimới là kênh truyền thông quan trọng
|
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.