(HNM) - Thực hiện phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong tình hình mới, ba mục tiêu cụ thể làm
Đồng hành với nhà nông
Trình diễn kỹ thuật gieo sạ bằng giàn kéo tay, vận động nông dân áp dụng để nâng cao năng suất ở xã Thụy Hương (Chương Mỹ). Ảnh: Bá Hoạt
Trên thực tế, nhằm cụ thể hóa nghị quyết của TƯ và TP, các cấp CĐ Thủ đô đã nỗ lực vào cuộc, với các mô hình phù hợp với đặc thù ở từng địa phương. Tiêu biểu như tại huyện Gia Lâm, các cấp CĐ huyện coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào công nhân hoạt động CĐ. LĐLĐ huyện vận động CNVCLĐ tham gia phát triển NNNT theo hướng chuyên canh, mỗi làng một nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Bà Nguyễn Thị Vân Hải, Chủ tịch LĐLĐ huyện cho biết, bằng biện pháp phát động thi đua gắn với tổ chức hội thảo khoa học, tập huấn về đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, LĐLĐ huyện đã chỉ đạo CĐ cơ sở triển khai hiệu quả phong trào. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình mới như CĐ Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi phát động phong trào xây dựng "Nhà quản lý giỏi", "Chủ máy giỏi", phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất và đẩy lùi thiệt hại do thiên tai gây ra. CĐ xã Đa Tốn ứng dụng gieo lúa theo hàng bằng công cụ giàn kéo tay, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng thu nhập, đặc biệt đã giảm sức lao động cho nông dân...
Các cấp CĐ ở các quận, huyện, thị xã, CĐ ngành khác đều có phương án, chương trình cụ thể phù hợp với đặc thù địa phương, nhằm phát huy vai trò của CNVCLĐ vào phát triển NNNT: LĐLĐ huyện Sóc Sơn phối hợp cùng UBND xây dựng Ban chỉ đạo phong trào thi đua công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đưa nội dung thi đua vào nghị quyết đại hội của LĐLĐ huyện hằng năm, thu hút hàng chục đơn vị phục vụ nông nghiệp tham gia; Các cấp CĐ thị xã Sơn Tây giao nhiệm vụ cho CNVCLĐ vừa tham gia sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, vừa giúp đỡ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đến với nông dân và tuyên truyền trách nhiệm DN với xã hội, vận động DN đưa máy móc, kỹ thuật (máy gieo sạ) đến tận tay nông dân…
Giải pháp nào để "đẩy" phong trào
Tuy đạt được kết quả bước đầu, nhưng nhiều cán bộ CĐ thẳng thắn nhận định, việc thực hiện phong trào thi đua phục vụ NN&PTNT trong CNVCLĐ còn nhiều hạn chế như, công tác tuyên truyền của CĐ đôi lúc còn chung chung, hình thức, khiến cho phong trào chưa phát triển sâu rộng. Sự phối hợp chỉ đạo giữa CĐ với các ban, ngành liên quan chưa thường xuyên, liên tục; chưa tạo được mô hình thực sự tiêu biểu để phổ biến, nhân rộng. Chưa có giải pháp, đề án khai thác tiềm năng, thế mạnh diện tích nông, lâm nghiệp và chưa khoanh vùng được sản xuất chuyên sâu, thâm canh, tăng năng suất cũng như chưa tạo được thương hiệu hàng hóa trên thị trường. Đặc biệt, công tác khen thưởng, nhân điển hình chưa được chú trọng, nên chưa tạo được sự khích lệ đối với đơn vị làm tốt và ngược lại, nhiều đơn vị chưa tích cực cũng không bị "nhắc nhở" kịp thời để chấn chỉnh.
Để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trên, các cán bộ CĐ đề xuất nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn với chính quyền trong công tác chỉ đạo triển khai để tổ chức thực hiện phong trào sâu rộng hơn. Cần đưa nhiệm vụ thực hiện phong trào vào chương trình công tác hằng năm của mỗi đơn vị, ngành, có phát động thi đua, ký cam kết thực hiện và mục tiêu cụ thể. CĐ chủ động phối hợp với chuyên môn chỉ đạo các đơn vị lồng ghép nội dung thi đua sản xuất kinh doanh với phong trào "Xây dựng nông thôn mới". Để phong trào thi đua thực sự đi vào nền nếp, có chiều sâu, chiều rộng và bền vững, nhất thiết phải có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự đôn đốc, kiểm tra, sơ - tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.