11 đầu việc chưa được nghiên cứu đổi mới thỏa đáng sẽ được tập trung chỉ đạo trong 3 năm tới:
1. Tăng thu nhập cho giáo viên bằng thâm niên
Thầy trò Trường THCS Liên Châu, Vĩnh Phúc trong 1 giờ đổi mới phương pháp dạy học. Ảnh: Bảo Anh |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân luôn luôn trăn trở làm sao để nhà giáo sống được bằng lương. Ông thừa nhận trong thời gian qua, thu nhập giáo viên còn hạn chế trong điều kiện của khối hành chính sự nghiệp như ngành y tế, giáo dục, cán bộ công chức nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước cũng đã liên tục tăng lương cho khối này qua lương cơ bản, từ 350.000 đồng/tháng năm 2006 lên dự kiến 730.000 đồng/tháng năm 2010 (năm 2009 là 650.000 đồng/tháng), như vậy lương danh nghĩa đã tăng 2,08 lần.
Ngành giáo dục có hệ số ưu đãi đứng lớp, theo đó thu nhập của giảng viên đại học tăng khoảng 25%, thu nhập giáo viên các trường sư phạm tăng 40%, giáo viên mầm non, tiểu học ở vùng núi, hải đảo tăng 50%. Bình quân toàn ngành, hệ số ưu đãi đứng lớp là 35%.
Như vậy, một giáo viên có trình độ đại học mới ra trường năm 2010 sẽ có lương bình quân là: 730.000 đồng x 2,34 (bậc đại học) x 1,35 (ưu đãi đứng lớp) = 2,306 triệu đồng.
Cũng trong năm 2010, ngoài hệ số ưu đãi đứng lớp, Nhà nước sẽ có thêm chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên và bảo lưu phụ cấp đứng lớp cho những giáo viên khi lên làm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong 3 năm. Như vậy, thu nhập thực tế của đại đa số các nhà giáo sẽ tiếp tục được nâng lên.
2. Hoàn thành "Hai không"
Đây cũng là năm thứ 4 ngành giáo dục thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động "Hai không" cũng là năm hoàn thành cơ bản nội dung này và tổng kết 4 năm.
Khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân lên đảm nhận trách nhiệm người đứng đầu ngành giáo dục, việc tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục kéo dài nhiều năm đã làm "xói mòn" nghiêm trọng nhiều giá trị trong môi trường sư phạm. Việc dạy và học không hiệu quả, chất lượng thật của học sinh có nguy cơ giảm sút mà không kiểm soát được.
Trong 3 năm triển khai cuộc vận động, kết quả các kỳ thi tốt nghiệp có sự thay đổi đáng kinh ngạc. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2006 tốt nghiệp là 93% thì năm 2007 chỉ còn 66,7% (thi lần 1); 2008 là 76% (thi lần 1) và 2009 là 83,8% (thi 1 lần).
3. 2010: Trường học nào cũng có nhà vệ sinh
Bộ trưởng Giáo dục và các em HS Bắc Giang. Ảnh: Bảo Anh |
Sau hơn 1 năm bản lề đã thu được kết quả nhất định. Bộ GD-ĐT cũng đã nhận chăm sóc 5 di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cấp quốc gia, trong đó Bộ đã triển khai xây dựng cụm tượng đài 10 nữ thành niên xung phong hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc và dự kiến tháng 7/2010 sẽ khánh thành.
Đồng thời, theo mục tiêu đề ra, năm 2010 sẽ là năm chấm dứt việc các trường học không có nhà vệ sinh. Đến đầu tháng 2/2010, tỷ lệ trường có nhà vệ sinh đã đạt gần 97%. Năm 2009 đã xây dựng mới gần 8.000 công trình, trong tổng số gần 39.000 trường trên cả nước.
4. Đổi mới giáo dục đại học là khâu đột phá
Các cơ sở giáo dục đại học xác định rõ trong 3 năm (2010-2012), đổi mới quản lý là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước và xã hội cho giáo dục; đồng thời chăm lo tốt hơn cho sự phát triển của nhà giáo.
Năm 2010 cũng là năm Bộ GD-ĐT hoàn thành Đề án Chương trình quốc gia đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội đến năm 2015 để trình Thủ tướng phê duyệt. Đồng thời, đây cũng là năm đầu tiên Bộ hướng dẫn các trường xây dựng chuẩn đầu ra và thực hiện 3 công khai.
Mục tiêu là hết năm 2010 có ít nhất 30% số các trường ĐH, CĐ hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đồng thời tiếp tục triển khai các hoạt động đánh giá ngoài các trường ĐH, CĐ.
5. 35% giảng viên là tiến sĩ vào năm 2020
Các trường xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 2010-2020, đảm bảo tỷ lệ sinh viên trên giảng viên bằng hoặc tốt hơn quy định khi thành lập trường, đảm bảo tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ ngày càng tăng, ít nhất là đạt mức 35% tổng số giảng viên vào năm 2020.
Triển khai việc sinh viên đánh giá giảng viên qua môn học.
Đồng thời, các trường có kế hoạch phổ cập ngoại ngữ cho giảng viên để từ năm 2015 trở đi tất cả các giảng viên đại học đều sử dụng tốt một ngoại ngữ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
6. Đổi mới cơ chế tài chính
Từ năm học 2010 học phí của HS sẽ tăng. (HS Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Bảo Anh) |
7. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS
Đến tháng 12/2009 đã có 48/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi (đạt hơn 76%) và 56/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS (đạt gần 90%). Triển vọng trong năm 2010 sẽ có 100% các địa phương đạt chuẩn phổ cập THCS.
8. Chiến lược giáo dục 2011-2020
Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục đầu tiên giai đoạn 2008-2020 được hoàn thành tháng 4/2008. Qua nhiều ý kiến đóng góp của các nhà giáo dục, khoa học và xã hội, dự thảo chiến lược lần thứ 14 giai đoạn 2009-2020 lại được tiếp tục điều chỉnh.
Hiện nay, ngành giáo dục chuẩn bị tổ chức đánh giá thực hiện chiến lược của giai đoạn 2001-2010.
Bước sang năm mới, đánh dấu hơn 3 năm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trở thành người đứng đầu ngành giáo dục, ông tin tưởng: "Năm 2010 sẽ là một năm tốt lành với các thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên. Đảng, Chính phủ và nhân dân tin các thầy cô giáo, tôn trọng sự đóng góp, sự nỗ lực và tâm huyết của các thầy cô giáo đối với sự nghiệp “trồng người”. Các thầy cô đang gieo mùa xuân cho đất nước trong nửa đầu thế kỉ 21".
11 đầu việc chưa được nghiên cứu đổi mới thỏa đáng sẽ được tập trung chỉ đạo trong 3 năm tới: - Mô hình và vị trí các trường TCCN trong hệ thống giáo dục đào tạo; hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân sau giáo dục phổ thông (dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH). - Đánh giá hiệu quả mô hình ĐH hai cấp và chính sách cần thiết cho ĐH hai cấp (2 ĐHQG và ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng). - Đổi mới phương pháp dạy và học ở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học. - Xây dựng hệ thống thư viện điện tử liên kết trong toàn hệ thống giáo dục đại học. - Quản lý các trường do nước ngoài đầu tư ở các cấp học. - Chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới giai đoạn sau năm 2015 và chuẩn bị giáo viên cho chương trình này. - Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông và mầm non có hiệu quả cao. - Quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng các cấp học và đội ngũ giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố. - Thực hiện chế độ tuyển dụng giáo viên theo phương thức hợp đồng lao động trong toàn hệ thống giáo dục. - Làm rõ hơn mô hình phát triển GDTX trong bối cảnh đã phổ cập xong THCS, gắn với đào tạo nghề. - Làm rõ hơn yêu cầu và các giải pháp đặc thù, hiệu quả cao trong giáo dục ở những vùng đồng bào dân tộc. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.