Cùng với những di tích cách mạng ở các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàm Long, Thợ Nhuộm… ghi dấu những sự kiện lịch sử của Thủ đô và đất nước trong cuộc kháng chiến vệ quốc, Hà Nội còn không ít địa danh cần được khảo cứu, xác định để tôn tạo thành những di tích lịch sử ghi nhận các giai đoạn hào hùng của quân dân Thủ đô, trong đó có biệt thự Anh Hoa.
Biệt thựAnh Hoa làChỉ huy sở của Tiểu đoàn 101 Đồng Xuân, lãnh đạo đơn vị đánh 21 trận lớn nhỏ 60 ngày đêm từ 19-12-1946 đến 14-2-1947.
Biệt thự cổ Anh Hoa nguyên của cụ Ngô Lê Các, trước năm 1940 xây hai tầng theo kiểu Pháp trên mặt bằng căn hầm khoảng 80m2, có sân vườn bao xung quanh, 4 đường ra phố. Cổng chính ở số 10 phố Ngõ Gạch (nay là ngõ nhà số 14). Cổng sau ở số 85 phố Hàng Chiếu. Đây là ngôi “nhà Tây” ba tầng rất kiên cố, có đường sang nhà con trai cụ Các, ông Ngô Lê Động (đảng viên từ năm 1939) ở 11 Hàng Đường và một đường ra cửa hàng, nhà số 7 cùng phố…. Trong 60 ngày đêm chiến đấu khu Đồng Xuân dùng toàn bộ biệt thự Anh Hoa làm trụ sở ủy ban Kháng chiến.
Hiện tại chỉ cần giải tỏa căn hầm cứu chữa thương binh dưới gầm biệt thự(hiện không có người ở) cũng đã có thể tôn tạo được một di tích “trận địa Liên khu I rút gọn” còn nguyên vẹn những gian nhà các Ban Quân báo, Quân lương,trạm cấp cứu đã sử dụng, đặc biệt vẫn còn nhữngcon đường ra ba mặt phố… năm xưa các chiến sĩ kẻ khẩu hiệu trên tường: “Thề sống chết với Thủ đô” !...
Ba giờ chiều 14-2-1947, biệt thự Anh Hoa là trận địa cuối cùng của Tiểu đoàn 101… Tiểu đoàn phó Nguyễn Hùng, Bí thư khu bộ Việt minh Ngô Lê Động đều hy sinh. Ban chỉ huy phải huy động cả thương binh còn đủ sức cầm súng, lợi dụng những con đường xuyên tường nhà ngoằnngoèo vận động đến hiệu cầm đồ Vạn Bảo đầu phố Nguyễn Thiếp chống trả quyết liệt bộ binh và hai xe tăng địch sau khi chiếm chợ Đồng Xuân đã chốt giữ ngã tư Hàng Mã, Hàng Đường và ngã tư Hàng Chiếu - Nguyễn Thiếp.
Được Trung đoàn Thủ đô chi viện 20 chiến sĩ, Tiểu đoàn lệnh cho hai trung đội của Phạm Gia Ban và Nguyễn Duân đúng 20 giờ đêm 14-2-1947 phản công quyết liệt. Ta diệt 20 tên, buộc xe tăng, bộ binh địch rút lui toàn bộ về ga Đầu cầu. Bên ta đồng chí Khuyến hy sinh, PhạmGia Ban bị thương nặng, sau cũng mất; Trần Hoàn phảiđưa đi cấp cứu ở Hàng Buồm. Mặt trận phía Bắc Liên khu I vẫn được giữvững!
Cổng Ô Quan Chưởng cách biệt thự khoảng 300m. Tự vệ Đồng Xuân rải đầy củ nâu trên mặt đường trước cổng ô làm mìn giả, bốn lần chặn xe tăng địch tấn công.
7 giờ ngày 31-12-1946 địch chiếm nhà săm Đồng Lợi là chốt chiến đấu rất quan trọng bên trái cổng ô ! 10 giờ,Trung độiđồng chí Vinh đượclệnh đánh “hỏa thiêu”, chiếm lại chốt bên phải cổng ô là Trường Ke cũng bị pháo xe tăng địch bắn nát tầng 2. Đơn vị của Phạm Gia Ban hy sinh 5 đồng chí vẫn kiên cường đánh trả, làm thương vong gần ba chục tên địch. Cờ đỏ sao vàng hiên ngang bay trên cổng Ô Quan Chưởng.
Trước cổng sau ngôi biệt thự nhà số 60 - 66 Hàng Chiếu xưa là trường Trung học Trung Hoa, nơi đặt khẩu trung liên và cả tiểu đội đồng chí Bật bắn lướt sườn diệt 60 tên địch khi chúng vượt qua sân bóng Le Page vào sau chợ. Tiểu đội trưởng Bật hy sinh ! Ô cửa sổ đặt khẩu trung liên nay vẫn còn đó (nhà 68 phố Nguyễn Thiếp).
Biệt thự Anh Hoa cũng là nơi Trung đoàn mở tiệc chiêu đãi các lãnh sự Anh - Mỹ, Tàu Tưởng nhân dịp tết cổ truyền Đinh Hợi (1947).
May mắnsao hôm nay biệt thự Anh Hoa cùng một số nhân chứng chủ chốt vẫn còn: Bác Đỗ Tần nguyên chính trị ủy viên Tiểu đoàn 101 kiêm Bí thư chi bộ khu Đồng Xuân. Bác sĩ Vũ Văn Thuận người đã từng cứu sống nhiều thương binh dưới hầm biệt thự. Trung đội trưởng Bùi Thế Vinh chỉ huy trận “hỏa thiêu” nhà săm Đồng Lợi cùng Tiểu đội trưởng Đỗ Hùng vàTiểu đội phó Hoàng Dĩnh được trang bị bom ba càng giữÔ Quan Chưởng v.v…
Các nhân chứng sẽ góp nhiều ý kiến… nếu ý tưởng trùng tu tôn tạo “di tích biệt thự Anh Hoa” được thực hiệnnhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội sẽ có thêm tour du lịch “Lịch sử kháng chiến”. Đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế sẽ hiểu rõ thêm vì sao trước đội quân viễn chinh được trang bị tận răng, những chiến sĩ Thủ đô chỉ có súng ống “loại xoàng”, dao găm, lựu đạn, chai xăng crếp… lại giữ vững Liên khu I 60 ngày đêm, và bảo toàn lực lượng khi rút khỏi thành phố.
Trong cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, chiến sĩ quyết tử không quản ngại hy sinh gian khổ, thậm chí đã dùng sân nhà biệt thự Anh Hoa, sân đình và gốc đa cổ thụ trước đình Thanh Hà (số 10 ngõ Gạch nay vẫn còn) để an táng các liệt sĩ như: Tiểu đoàn phó Nguyễn Hùng, bí thư khu bộ Ngô Lê Động, chiến sĩ giữ Trường Ke Dương Trung Hậu v.v…
Hiện nay, chị Ngô Ngọc Hân (con liệt sĩ Ngô Lê Động, năm đó mới 2 tuổi) là Trung tá công an đã nghỉ hưu, hiện là bí thư chi bộ đảng đường phố Hàng Đường - Chả Cá,vẫn đang trú tại 11 + 13 Hàng Đường ngôi nhà còn nguyên vẹn nóc rêu phong đầy cỏ mọc.
Có thể nói, biệt thựAnh Hoa xứng đáng là một di tích lịch sử,văn hóa hào hùng tỏa sáng tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân dân Thủ đô Hà Nội những ngày đầu kháng chiến.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.