Ngày hè nóng nực làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của chúng ta. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng này?
Các chuyên gia khí tượng học liên tục dự báo sự gia tăng nhiệt độ và các đợt nóng bùng phát. Khi không khí vượt quá 32 độ C thì cơ thể bắt đầu cảm thấy nóng. Sự nóng nực không những làm ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Mùa hè, sự trao đổi chất của con người bị đẩy nhanh hơn. Không phải ngẫu nhiên mà đây là mùa bùng phát của nhiều dịch bệnh liên quan đến tiêu hóa, đột quỵ do nhiệt và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao.
Bảo vệ tim
Mùa hè là mùa sinh lý học tim hoạt động mạnh nhất, mệt mỏi nhất. Khi dương dư thừa, lửa quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể dễ sinh ra khó chịu, tức giận, đồng thời cũng làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, làm phát sinh các bệnh khác nhau. Đó là phần nào nguyên do vì sao mùa hè thường tăng cao các bệnh nhân huyết áp cao, rối loạn nhịp tim.
Dưỡng tâm
Trước hết, để tránh quá nóng và quá lạnh, nên tránh đi bộ dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt (đặc biệt là lúc 12h trưa) dễ tăng tốc lưu lượng máu trong một thời gian ngắn, tăng gánh nặng cho tim và các mạch máu. Rất nhiều người để điều hòa không khí suốt đêm, xen kẽ giữa hai môi trường nóng và lạnh cũng sẽ tăng khả năng gây khó chịu cho tim.
Thứ hai, chúng ta nên chú ý ăn các thực phẩm nuôi dưỡng trái tim. Thời tiết nóng nực, uống các thức uống mát như nước sâm, nhãn... hay ăn cháo kê táo tàu là lựa chọn tốt. Ngoài ra, mùa hè nên hạn chế ăn các thực phẩm mặn, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng hay các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol khác.
Ăn thực phẩm đắng
Mùa hè nóng nực khiến cho khẩu vị bị thay đổi khá nhiều, đôi khi thấy vô vị, chán ăn. Vì thế sau đó chúng ta có xu hướng ép buộc bản thân phải ăn các thịt, cá để bổ sung, vô tình làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu cực. Trái lại, ăn các thực phẩm đắng lại đóng vai trò như các món khai vị.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm cay đắng có chứa các chất như alkaloid, axit amin, vitamin, khoáng chất và các chất khác cần thiết cho cơ thể, tốt cho thị lực, giải độc, hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm. Ăn đúng cách có thể kích thích tiêu hóa của dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, loại bỏ chứng mất vị giác mùa hè, khó tiêu, chán ăn và các rối loạn tiêu hóa khác.
Mùa hè, thực phẩm đắng tiêu biểu nhất là mướp đắng (khổ qua).
Ít giận dữ
Mùa hè khô và nóng, với sự tăng tốc của lưu thông máu khiến tâm trạng con người dễ biến động. Bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, kích động, tức giận, đôi khi khó chịu, mất ngủ ban đêm... Trong tâm lý học gọi là Nhiệt tình cảm, còn gọi là “Rối loạn tình cảm mùa hè”. Sự bất ổn định về cảm xúc này rất nguy hiểm cho người cao tuổi, dễ dẫn đến bệnh tim mạch và mạch máu não. Vì thế, duy trì tình cảm ổn định và rèn luyện khả năng chịu đựng là điều quan trọng.
Để duy trì sự ổn định của Tâm, bạn có thể thử nghiệm phương pháp khí công dưới đây. Tìm một công viên cây xanh hay một không gian thoáng mát, bạn đứng trên mặt đất, nhắm mắt lại, cánh tay rũ xuống tự nhiên, sau đó lấy một hơi thật sâu, từ từ hít vào bằng mũi, bắt đầu từ từ với vòng tay rộng mở. Bạn hãy tưởng tượng không khí đầy lồng ngực, khi đó từ từ thở ra thông qua mũi và bàn tay từ từ hạ xuống.
Bài tập thở cho phép cơ thể bạn tăng thêm sức sống và niềm vui, đặc biệt giúp loại bỏ tình trạng nóng bất ổn. Ngoài ra, ăn thức ăn tươi ngon, thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa, đặc biệt là dưa hấu, dưa chuột, đào và các loại trái cây, rau quả theo mùa khác. Đối với người cao tuổi, mùa hè nên cố gắng rèn luyện thói quen ngủ trưa. Thiếu ngủ cũng là một lý do quan trọng khiến cho người ta dễ cáu kỉnh.
Ăn thực phẩm tính hàn
Ăn thức ăn tính hàn cũng có vai trò tương tự như ăn thực phẩm đắng, chẳng hạn như hoa quả họ dưa, cà chua, rau diếp cần tây và các loại rau mát mẻ khác. Tuy nhiên, những người yếu chức năng tiêu hóa, mắc bệnh tiêu hóa, trẻ em và người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc tiêu thụ lượng thực phẩm đắng và thực phẩm tính phù hợp, tránh ăn quá nhiều dễ dẫn đến lạnh bụng và tiêu chảy.
Uống nước đủ
Thời tiết nóng khiến cơ thể có xu hướng đổ mồ hôi và có nhu cầu đòi hỏi nước phải được bổ sung kịp thời, đầy đủ. Trong mùa hè, có những khoảng thời gian cần đặc biệt chú ý bổ sung nước cho cơ thể: thức dậy, trước khi đi ngủ và tắm. Thông thường, tốt nhất là bạn nên có một chai nước sẵn trong tay để uống bất kỳ thời điểm nào. Một số người thích thức uống lạnh vào mùa hè, trên thực tế điều này không thể là dịu cơn khát của họ. Điều ngạc nhiên là vào những ngày nóng, trà nóng lại là thức uống thích hợp giúp thúc đẩy sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Mồ hôi bài tiết nhiều qua da nên làm giảm nhiệt độ bề mặt. Ngoài bổ sung nước ấm, bạn cũng có thêm rất nhiều lựa chọn khác như ăn các loại rau và trái cây lợi tiểu, chẳng hạn như dưa hấu, hạt sen...
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì bạn nên uống nước muối loãng thay vì uống nước đun sôi.
Đi bộ
Đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính thì thời tiết nóng không phù hợp để cơ thể thoát mồ hôi quá nhiều. Chuyển động chậm như đi bộ, thiền, Yoga là phù hợp nhất cho thời tiết này và chắc chắn sẽ giúp giảm chứng mất ngủ hiệu quả.
Người cao tuổi, đặc biệt là bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, mỗi ngày đi bộ chậm tốt nhất là trong 15-30 phút với khoảng 70-80 bước mỗi phút là thích hợp. Đi bộ một chút khi nghỉ ngơi ráo mồ hôi là thời điểm lý tưởng để ăn các loại thực phẩm ít chất béo và trái cây tươi cũng như bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể.
Bổ sung Kali
Thời tiết nóng khiến hàm lượng kali trong cơ thể dễ dàng bị hạ thấp, mồ hôi tiết ra nhiều càng khiến cho lượng natri và kali hao hụt nhanh chóng. Trong trường hợp hạ kali máu, bạn sẽ thấy bủn rủn chân tay, tim cũng hồi hộp, tức ngực, buồn nôn. Vì vậy, bổ sung Kali cũng là yếu tố cần thiết. Nguồn thực phẩm giàu Kali mà bạn có thể lựa chọn là thịt lợn nạc, hải sản, thịt bò, cải bắp, khoai tây, chuối...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.