(HNMO)- Được bắt đầu khởi công vào mùa hè năm 2012 với 8 máy khoan khổng lồ và mũi khoan cuối cùng đã kết thúc ở nhà ga Farringdon vào đêm 3/6 vừa qua, nhưng dự kiến phải đến năm 2018 hầm Crossrail London mới đi vào hoạt động.
Dự kiến sau khi hoàn thành tuyến đường nằm sâu 40 mét dưới lòng đất này sẽ kết nối các khu vực ngoại thành vào trung tâm thành phố London và sân bay Heathrow.
Đây được coi là công trình giao thông ngầm khổng lồ nhất châu Âu với kinh phí hơn 20 tỷ USD, có khả năng vận chuyển 200 triệu hành khách mỗi năm và đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài trên toàn khu vực Đông Nam nước Anh.
Bộ Giao thông vận tải Anh dự tính, khi việc làm đường hầm hoàn tất, thời gian di chuyển từ các nhà ga tại thành phố London tới những địa điểm đầu cuối sẽ được giảm tối đa là 16 phút/chuyến. Nó sẽ tăng công suất vận chuyển đường sắt nội đô của London thêm 10%.
Đội thi công sử dụng 8 cỗ máy đào hầm khổng lồ cao 7 mét, dài 150 mét và nặng tới 1,000 tấn, làm việc liên tục 24/7.
Trong quá trình xây dựng phía đông của hệ thống đường sắt Crossrail tại thủ đô London, hồi tháng 3/2015 người ta đã phát hiện ra một khu mộ tập thể cổ xưa với hơn 3.000 hài cốt.
Hệ thống tàu điện ngầm mới tại London sẽ bao gồm 10 nhà ga mới tại khu trung tâm và miền đông nam của thành phố này.
Chỉ riêng nhà ga Farringdon đang được xây dựng khi hoàn thành vào năm 2018 sẽ là nhà ga tàu điện ngâm đông đúc nhất tại Anh với khoảng 150.000 hành khác sử dụng điểm trung chuyển này mỗi ngày.
Dự kiến, toàn tuyến đường sắt thuộc dự án đường sắt Crossrail sẽ chính thức được đưa vào sử dụng vào năm 2018 với chiều dài 96,5 km.
Tuyến đường sẽ đi qua các khu vực bên ngoài London và vào tới trung tâm thành phố. Trong tổng số chiều dài của đường sắt sẽ có khoảng 21 km đường sắt chạy qua đường hầm dưới lòng đất.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.