Khi chào đời ở tuần thứ 28, bé Rose Lansbury được cho vào một chiếc túi nhựa. Mẹ cô bé khóc như mưa vì tưởng đã mất con mà không biết chiếc túi đó đóng vai trò như một
Kết quả siêu âm ở tuần thai thứ 28 của chị Natasha (Potters Bar, Herts, Anh) cho thấy, em bé trong bụng đã ngừng phát triển và chỉ nhỏ bằng một quả táo. Vì thế, các bác sĩ đã quyết định mổ đẻ cho chị.
Người mẹ 26 tuổi cho biết, chị đã khóc khi thấy con trong chiếc túi nhựa. "Tôi không hiểu vì sao họ làm như thế. Tôi nghĩ là con tôi đã mất rồi", chị kể lại.
Bé Rose lúc mới chào đời, đỏ hỏn và chỉ nặng 450g, được ủ bằng một chiếc túi thường được sử dụng để đựng bánh, bảo quản thực phẩm. Ảnh: The Sun.
Bé Rose sau đó được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt - nơi cô bé được bao bọc xung quanh bởi các máy móc y tế. Chiếc túi nhựa mà người mẹ nhìn thấy có tác dụng giữ ấm cho cô bé trong lúc đợi đưa được em vào lồng kính.
Bà mẹ trẻ Natasha đã ở bên cô con gái bé nhỏ của mình 3 tháng tại Bệnh viện Barnet, Herts (Anh) - nơi cô bé luôn phải thở bằng máy.
Hiện tại bé Rose đã 6 tháng tuổi, khỏe khoắn, nhưng vẫn chỉ nặng 4,3 kg.
Chị Natasha bên cô con gái nhỏ và chiếc túi nilông đã dùng để bọc bé khi em chào đời. Ảnh: The Sun.
"Con luôn mang lại niềm vui cho cả nhà. Thật kinh ngạc khi một vật dụng mà mọi người thường cất giữ trong bếp lại có thể cứu sống con. Khi con đi học tôi sẽ kể cho con nghe chuyện này", người mẹ kể về Rose với The Sun.
Bác sĩ người Anh Carol Cooper cho biết, phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ có thể không mang lại lợi ích gì nếu trẻ không được đưa tới đó kịp thời. "Trẻ sinh non cần được giữ ấm, nếu không, bé có thể chết. Đó là lý do khiến chiếc túi nhựa trở thành một 'xe cứu thương' hiệu quả đối với cô bé", ông giải thích.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.