Sau ngày “Siêu thứ 3”, thì đây là một ngày bầu cử quan trọng khi đồng loạt 5 bang tại Mỹ tiến hành bỏ phiếu bầu ra đại diện các đảng sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.
Sau ngày “Siêu thứ 3”, thì đây là một ngày bầu cử quan trọng khi đồng loạt 5 bang tại Mỹ tiến hành bỏ phiếu bầu ra đại diện các đảng sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.
Cuộc bầu cử chọn ra ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa diễn ra tại 6 bang Louisiana, Kentucky, Kansas và Maine, trong khi Đảng Dân chủ là tại các bang Louisiana, Kansas và Nebraska. Theo báo chí Mỹ, khác với ngày “Siêu thứ 3” diễn ra hôm 1/3 vừa qua, ngày bầu cử “Siêu thứ 7” đã có những bất ngờ khi chứng kiến sự lội ngược dòng ngoạn mục của Thượng nghị sĩ Ted Cruz, ứng cử viên có khuynh hướng bảo thủ mạnh mẽ nhất của Đảng Cộng hòa.
Với chiến thắng tại 2 bang là Kansas và Mane, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã cho thấy cuộc đua không chỉ có tỷ phú Donald Trump, người trong nhiều tuần qua đã là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Bầu cử Mỹ. Ảnh: gamingzion |
Thời báo New York đã gọi đây là “một chiến thắng khó nhằn và quyết định” của ông Cruz trong lúc ông Trump liên tục thắng thế trong các cuộc bầu cử trước đó.
Phát biểu trước những người ủng hộ sau ngày bầu cử, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã tự tin khẳng định là ứng cử viên tốt nhất cho Đảng Cộng hòa, đồng thời cảnh báo các cử tri nếu bầu cho ông Donald Trump: “Đảng Cộng hòa ủng hộ chiến dịch của chúng tôi. 65% Đảng Cộng hòa thừa nhận rằng, ngài Donald Trump không phải là ứng cử viên tốt nhất cho Đảng Cộng hòa để đối đấu với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Nếu đại diện cho Đảng Cộng hòa, một khi thất bại, chúng ta sẽ mất đi tất cả những gì đang có hiện nay. Và kết quả bầu cử hôm nay đã cho thấy, Đảng Cộng hòa đang đoàn kết quanh chiến dịch của chúng tôi.”
Trên "mặt trận" của Đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã giành chiến thắng tại bang Louisinana, song lại thất bại trước Thượng nghị sĩ Bernie Sanders tại các bang Kansas và Nebraska. Kết quả này đánh dấu lần thứ hai bà Clinton thất bại tại bang Nebraska sau khi bị ông Barack Obama vượt lên trước hồi năm 2008.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà Clinton chưa thể có chiến thắng sớm như dự đoán của các chuyên gia sau ngày bầu cử Siêu thứ 3, dù khoảng cách giữa hai ứng cử viên không hề được rút ngắn vì bang Louisiana không chia phiếu mà ai thắng tại bang này sẽ được toàn bộ số đại biểu của bang.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.