(HNM) - Kỷ niệm 60 năm thành lập Nhà hát Cải lương Việt Nam, ngày 3-9, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam cùng Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức Hội thảo "60 năm bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương trên đất Bắc".
Ý kiến của các nhà nghiên cứu, các thế hệ nghệ sĩ đều khẳng định, nghệ thuật cải lương từ khi "Bắc tiến" (những năm 50 của thế kỷ trước) đã có sự học tập và phát huy xuất sắc, mang "cá tính" của miền Bắc về giọng hát, phong cách, ngôn ngữ thoại và trở thành một trong ba môn nghệ thuật truyền thống phát triển. Từ một gánh cải lương ra Bắc, đến nay hầu hết các tỉnh, thành đều có đoàn cải lương. Vấn đề được nhiều đại biểu bàn thảo tại hội thảo là tình trạng thiếu vắng khán giả của môn nghệ thuật này và chỉ ra các nguyên nhân cần giải quyết, trong đó có sự kém sáng tạo của người nghệ sĩ và cải lương ít được đầu tư lớn để tiếp cận với công chúng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.