1. Các nhà hát sân khấu trên địa bàn Hà Nội nói riêng và sân khấu phía Bắc nói chung vẫn dựng vở theo ngân sách được cấp. Kèm theo khoản tiền được cấp, cơ quan chủ quản buộc các đơn vị phải bảo đảm bao nhiêu đêm diễn.
Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy, sau khi dựng xong thì rạp, mà đơn vị sân khấu đó quản lý, chỉ đỏ đèn vài buổi như để thông báo chúng tôi còn tồn tại và xin tài trợ, sau đó là tấm màn nhung bị khép lại. Lý do thứ nhất là chất lượng các vở diễn quá thường nên không thể thu hút khán giả, thứ hai là họ kéo quân đi diễn ở các tỉnh, nơi mà khán giả không quan tâm nhiều đến chất lượng nghệ thuật và chủ yếu quan tâm đến diễn viên mà họ yêu thích để bảo đảm chỉ tiêu được giao. Điều đó là không bình thường vì tỉnh, thành phố đó cấp ngân sách có nghĩa là người dân ở tỉnh, thành đó phải được thụ hưởng trước khi họ lưu diễn. Thế nhưng điều đó kéo dài rất nhiều năm nay.
2. Trong biên chế của các nhà hát không có thành phần tác giả. Điều này làm cho các nhà hát bị động, lúng túng trong việc săn lùng kịch bản vì không có người trực tiếp lo việc này. Sự khó khăn về kịch bản chỉ được nhen lên một chút, ấy là vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm, cơ quan chức năng mới tổ chức trại sáng tác kịch bản. Và điều không bình thường ở các trại sáng tác là thành phần tham dự thì đông nhưng hiệu quả lại không cao vì nhiều người được mời dự trại không có khả năng viết lách. Do vậy kết quả của các trại viết thường không cao bởi chất lượng kịch bản thấp. Những nhà tổ chức các trại biết rõ nhưng chuyện đó vẫn cứ diễn ra vì tiền tổ chức trại viết là của... Nhà nước.
3. Khi tìm được kịch bản và Nhà nước cấp tiền, các nhà hát lại tìm đến một vài đạo diễn mời dàn dựng. Dù có kinh nghiệm nhưng khả năng sáng tạo không còn khiến các đạo diễn này thường sử dụng lại các mảng miếng mà trước đó họ đã sử dụng để dàn dựng các vở trước đó. Vì thế dân trong giới biết rõ thủ pháp ấy dựng ở vở nào, còn khán giả yêu sân khấu có cảm giác đã thấy ở đâu đó của vở diễn nào đó. Không nhà hát nào dám mời đạo diễn trẻ vì sợ vở diễn bị đổ, nhất là những dịp thi thố. Mặt khác lại dựng bằng tiền địa phương cấp mà không được huân chương thì lần sau khó mà xin được tiền. Thế là cứ quẩn quanh một vài đạo diễn.
Nhưng điều bất bình thường nếu không chấm dứt thì sân khấu...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.