Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về việc đặt tên cho các trường đại học có thành tố
Các cơ sở giáo dục đại học quốc tế ở Việt Nam cần đảm bảo các yếu tố cơ bản về giảng viên, sinh viên và môi trường đào tạo quốc tế. |
Thực tế việc gắn tên “quốc tế”, lạm dụng khái niệm “quốc tế” tràn lan ở các cơ sở giáo dục nói chung và một số trường đại học tư thục nói riêng như hiện nay đang được dư luận xã hội quan tâm, bàn thảo.
Quan điểm sử dụng khái niệm “trường quốc tế” hiện còn chưa thống nhất, đặc biệt hiện tượng đặt tên các cơ sở đào tạo gắn với chữ “quốc tế” làm xã hội dễ hiểu lầm giữa tên gọi và chất lượng đào tạo quốc tế.
Việc một số địa phương cho phép các cơ sở giáo dục từ mầm non trở lên gắn thêm chữ “quốc tế” bên cạnh tên riêng của trường khiến không ít người hiểu nhầm về chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục tư thục này. Thực tế ở TP. Hồ Chí Minh cũng như một số địa phương khác, có cơ sở giáo dục tiểu học không hề liên quan đến quốc tế nhưng vẫn xin đặt tên có gắn chữ “quốc tế”. Đây chính là bất cập mà xã hội đang quan tâm và Chính phủ sẽ phải chấn chỉnh việc đặt tên đối với các cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước.
Đại diện Vụ Khoa giáo Văn xã, Văn phòng Chính phủ (VPCP), cho biết hiện chưa có quy định nào về việc gắn chữ “quốc tế” với tên trường, kể cả trong Điều lệ trường đại học được ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế trường đại học tư thục cũ ban hành theo Quyết định số 61/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bởi vậy, trên cơ sở đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Mê Kông Cần Thơ và Trường Đại học Quốc tế Cần Thơ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về chủ trương cho thành tố "Quốc tế" vào tên các trường đại học và việc hướng dẫn, điều kiện thực hiện.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.