Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ban hành quyết định hành chính: “Chặt chẽ” hay “kịp thời”?

Hà Phong| 15/02/2014 06:31

(HNM) - Làm thế nào để có được một quyết định hành chính (QĐHC) vừa khiến dân


Thiếu quy định mang tính nguyên tắc

Theo Bộ Tư pháp, thời gian qua, việc các cơ quan hành chính nhà nước ra quyết định thu hồi QĐHC tương đối phổ biến nhưng do chưa có quy định cụ thể của pháp luật nên việc nhận thức và thực hiện còn rất khác nhau. Trên thực tế thì không chỉ có QĐHC trái pháp luật mới bị thu hồi, mà còn cả những quyết định không hợp lý, không khả thi cũng bị thu hồi. Một số QĐHC còn có thể bị thu hồi do không tạo được sự đồng thuận.

Liên quan đến cách tính diện tích nhà chung cư, do thiếu chặt chẽ, Thông tư 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng đã gây ra rất nhiều hệ lụy.Ảnh: Khánh Nguyên



Ngoài ra, có trường hợp, thủ tục hành chính được đơn giản hóa đến mức bất hợp lý (không đủ thời gian cho các cơ quan chuyên môn xem xét tính pháp lý của hồ sơ) dẫn tới QĐHC được ban hành khi chưa được xem xét cẩn trọng, kỹ lưỡng. Lại có trường hợp do pháp luật hiện hành còn quá nhiều lỗ hổng khiến việc vận dụng khó khăn. Khó có thể liệt kê hết các văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến trình tự, thủ tục ban hành các QĐHC như giấy phép, giấy chứng nhận, văn bằng, phê duyệt dự án đầu tư… thuộc các lĩnh vực khác nhau trong Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kế toán, Luật Nhà ở, Luật Xử lý vi phạm hành chính… đang tồn tại hiện nay. Thế nhưng, đối chiếu với hệ thống văn bản liên quan cho thấy còn thiếu các quy định mang tính nguyên tắc xây dựng chung để có thể áp dụng cho tất cả các cơ quan hành chính khi ban hành QĐHC. Điều này cũng có nghĩa, chúng ta đang trống những quy trình, trình tự, thủ tục ban hành QĐHC để các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng, tuân thủ quy trình đó.

Ngược lại, một số lĩnh vực, dù đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính với đầy đủ thẩm quyền, hình thức xử phạt, mức phạt nhưng vẫn không xử phạt được. Ví dụ như, các vi phạm về quảng cáo do khó bắt quả tang hành vi vi phạm nên cơ quan chức năng hầu như không xử lý được.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa nhận định, với những khó khăn nêu trên, ban hành QĐHC không dễ. Và chừng nào QĐHC còn bất cập, không khả thi hoặc không công bằng thì việc khiếu nại, khiếu kiện còn phổ biến và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của người dân đối với các cơ quan hành chính nói riêng và các cơ quan nhà nước nói chung. Để khắc phục bất cập này, trước mắt, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Dự án Luật Ban hành QĐHC để làm rõ khái niệm QĐHC cũng như thủ tục, trình tự, thẩm quyền ban hành QĐHC và sẽ trình QH thông qua trong năm 2015. Hiện, Ban soạn thảo đã họp phiên đầu tiên. Các ý kiến thống nhất, một số QĐHC được ban hành không đáp ứng đúng điều kiện, trình tự, thủ tục làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân cần phải được xác định là các quyết định trái pháp luật, phải kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ hoặc hủy bỏ. Những QĐHC ảnh hưởng đến người dân thì phải bảo đảm các nguyên tắc: Ban hành đúng thẩm quyền, chặt chẽ, kịp thời, đúng nội dung trên cơ sở cân nhắc lợi ích chung và có ý kiến của đối tượng chịu tác động. Tuy nhiên, PGS.TS Phạm Hữu Nghị (Viện Nhà nước và pháp luật) lại băn khoăn, trong hai tiêu chí "chặt chẽ", "kịp thời" nếu không làm rõ ưu tiên tiêu chí nào thì việc vận dụng sẽ gặp nhiều vướng mắc.

Phản ánh của nhiều địa phương còn cho thấy, pháp luật hiện hành mới chú trọng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính hay cải cách thể chế, con người, tài chính công nhưng lại thiếu cơ sở để xác định trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình quản lý hành chính, ban hành văn bản. Trong khi đó, luật ban hành, nghị định hướng dẫn còn có bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng QĐHC. Đơn cử, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ ngày 28-12-2013 nhưng đến nay dư luận vẫn băn khoăn về tính hợp lý và khả thi của quy định: Phạt tiền vợ hoặc chồng có hành vi chửi đối phương; cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc không cho tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. Nhiều câu hỏi được đặt ra, ví như mức độ "chửi" như thế nào sẽ bị xử lý; cấm, ngăn cản dưới hình thức nào là được coi là vi phạm… Nghị định đưa ra không rõ ràng về những khía cạnh trên, do đó rất dễ gây hiểu sai, hiểu không đúng vấn đề, chính quyền địa phương chắc chắn rất khó vận dụng xử phạt.

Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan hành chính cũng có những bất cập trong việc ủy quyền ban hành QĐHC. Do chưa có nguyên tắc, quy định pháp luật về việc ủy quyền nên đã dẫn đến tình trạng tùy tiện khi ủy quyền và tình trạng hoạt động của cơ quan hành chính rườm rà, thiếu nguyên tắc và thiếu sự minh bạch. Do vậy, cần ưu tiên xử lý những bất cập này vì đây mới là mấu chốt khắc phục việc ra QĐHC tùy tiện hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ban hành quyết định hành chính: “Chặt chẽ” hay “kịp thời”?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.