Theo dõi Báo Hànộimới trên

"Bản giao hưởng hòa bình" - ký ức một khúc ca hùng tráng

T. Minh| 22/04/2014 05:28

(HNMO)- Tối 21/4, tại sân khấu trường quay ngoài trời của Đài Truyền hình Việt Nam, đã diễn ra chương trình truyền hình “Bản giao hưởng hòa bình”...




Chương trình do Đài TH Việt Nam thực hiện với mục đích tái hiện, tôn vinh chiến thắng Điện Biên Phủ, là nơi khán giả được gặp gỡ giao lưu với những con người làm nên lịch sử, những con những nhân chứng trong cuộc chiến cam go và khốc liệt. Họ là những con người đã đi vào huyền thoại, những nhân chứng trong cuộc chiến cam go và khốc liệt. Qua đây, khán giả được khám phá những góc nhìn mới chưa từng được biết đến về một giai đoạn lịch sử của dân tộc ta với những câu chuyện, những bí mật chưa được tiết lộ, những kỉ vật đặc biệt còn giữ lại bởi những người bạn quốc tế trong trận chiến oanh liệt và hào hùng.



Khán giả được gặp gỡ với Đại tá, AHLLVTND Phùng Văn Khầu là khách mời đầu tiên của chương trình. Ông chia sẻ niềm vui, sự nhiệt huyết của mình thời trai trẻ khi hăng hái, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.



Tiếp theo là nhà làm phim, đạo diễn Daniel Roussel của bộ phim về chiến dịch Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi. "Quyết tâm của hai bên khác nhau, một bên chiến đấu chỉ vì phải chiến đấu là phía Pháp, bên kia là cả một dân tộc, là những con người đứng lên đấu tranh để giữ đất, giành lại hòa bình độc lập. Chính vì quyết tâm đó, dân tộc Việt Nam đã không thể bị khuất phục..." - Ông Daniel nói về lý do tham gia chiến địch Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.

Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Hà - khách mời thứ hai của chương trình nói về tương quan lực lượng giữa hai bên trong thời điểm bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ: "Vào thời điểm bắt đầu tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tổng binh lực của chúng ta theo con số tổng kết là 290.000 người, trong khi đó bên phía Pháp hơn 440.000 người, như vậy nếu so về lực lượng, chúng ta chỉ bằng 2/3 họ, về vũ khí trang thiết bị thì còn thua kém hơn rất nhiều. Tuy nhiên, quyết định giao chiến tại Điện Biên Phủ là quyết định sáng suốt, dù lực lượng của ta chưa bằng Pháp, nhưng sau 8 năm, ta đang ở thế chủ động và cần có một trận đánh quyết định để kết thúc chiến tranh. Điện Biên Phủ chính là một điểm hẹn lịch sử".



Khán giả cũng được gặp gỡ ông Trịnh Quang Thềm - Trung đội trưởng, dân công Thanh Hóa chia sẻ về những kỷ niệm trong thời gian tham gia chiến dịch dân công.

Hoạt cảnh Đoàn dân công thồ hàng ra chiến dịch với nhiều gian nguy giữa tiếng bom nổ nhưng vẫn cất tiếng hát, giữ tinh thần lạc quan cũng đã minh họa rõ nét cho cuộc chiến tranh gian khổ của nhân dân ta.
Trong chương trình “Bản giao hưởng hòa bình” khán giả sẽ được khám phá ra những góc nhìn mới chưa từng được biết đến về một quãng đường lịch sử của dân tộc ta với những câu chuyện, bí mật chưa được tiết lộ, những kỉ vật đặc biệt còn giữ lại bởi những người bạn quốc tế trong trận chiến oanh liệt và hào hùng.



Bản giao hưởng hòa bình sẽ là một chương trình truyền hình đặc biệt hấp dẫn và đầy tính nhân văn, nơi kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và những hồi tưởng quá khứ; giữa nghệ thuật và những phân tích đánh giá về chiến thắng Điện Biên Phủ hay đúng hơn là về một chiến thắng của khát khao hòa bình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
"Bản giao hưởng hòa bình" - ký ức một khúc ca hùng tráng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.