Theo dõi Báo Hànộimới trên

Anh Năm Công trong ký ức đồng đội

Võ Văn Trường| 13/09/2011 06:53

Đại tá Nguyễn Tiến Lợi 92 tuổi đời, hơn 70 năm tuổi Đảng, từng là


Đồng chí Võ Chí Công cùng các đại biểu chiến sĩ thi đua miền Trung Trung bộ tại Dốc Voi, Trà My (Quảng Nam) vào tháng 5-1972.    Ảnh tư liệu

Đại tá Nguyễn Tiến Lợi bảo tôi chép lại nguyên bài, đây là tình cảm một người cách mạng đàn em đối với người anh lớn. Bài chúc thọ có tiêu đề Cờ Tiên Phong

"Mấy ai vận đỏ phúc hồng nguyên/Chúc anh sức khỏe trên 100 tuổi/Nghiệp lớn thành công hạnh phúc hồng/Tam Xuân tháp cổ, cây đa lớn /Cách mạng tiên phong dân trí cường/Năm vị trung ương tay vững lái/Nông thôn đất Quảng rạng anh hùng/Gia đình cách mạng hy sinh lớn/Truyền thống vinh quang hãy nối dòng".

Đại tá Nguyễn Tiến Lợi giải thích: Ở Tam Xuân, quê hương anh Năm Công có tháp Khương Mỹ, có cây đa lớn. Cây đa lớn ở đây tui ví cũng là anh Năm Công. Anh Năm sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng, suốt đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước… Tui không nghĩ anh Năm Công mất lúc ni.

Là lớp đàn em giác ngộ lý tưởng được nhà cách mạng Võ Chí Công dìu dắt ngay từ những ngày đầu, rồi cùng ở tù tại nhà lao Hội An, tham gia Việt Minh ở phủ Tam Kỳ… Vị đại tá già xúc động kể chuyện xưa: Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, anh Võ Chí Công cùng những người hoạt động cách mạng tiền bối đã 3 lần đến nhà tôi để bàn việc lớn. Lần thứ nhất vào tháng 5-1936, anh Năm Công đến để chỉ đạo việc vận động Phan Thanh ra ứng cử Nghị viện dân biểu Trung kỳ. Lần thứ hai vào tháng 5-1937, họp vận động Nguyễn Quý Hương (phóng viên Báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng có bút danh Lạc Nhân), Nguyễn Vĩnh Mậu (doanh nhân) ra ứng cử Nghị viện Hội đồng quản hạt tỉnh Quảng Nam. Lần thứ ba vào tháng 5-1938, họp lãnh đạo phong trào chống thuế "tỷ lệ" và "lũy tiến" do Tây đưa ra đánh vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

"Cả 3 lần họp tui đều được anh Năm Công giao làm thư ký, hồi nớ tuổi mười chín đôi mươi, lại biết tiếng Pháp nên anh Năm Công tin tưởng lắm". Mỗi cuộc họp đều có bản "Dân nguyện thỉnh cầu" được dịch từ tiếng Việt ra tiếng Pháp để gửi lên Công sứ Pháp ở Hội An, Khâm sứ Pháp Trung kỳ ở Huế và Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội. Mỗi bản dịch từ Việt sang Pháp để gửi đều không quá một trang giấy. Đọc qua ai cũng nhớ, cũng hiểu, những từ ngữ rất đanh, rất chắc. Đại tá Nguyễn Tiến Lợi luôn tâm đắc với lối làm việc của anh Năm Công, đó là sự rành mạch, ngắn gọn, dễ hiểu.

Một kỷ niệm nữa mà vị đại tá già nhớ mãi, đó là hồi sau một năm Phan Thanh mất, dịp 1-5-1940, anh Võ Chí Công chỉ đạo tổ chức buổi mít tinh tại Gò Trời (Tam Kỳ). Lúc đó việc tụ tập đông người rất khó, Đại tá Nguyễn Tiến Lợi được giao nhiệm vụ thám thính Pháp trong vai người mồi chim cu. Sau đó buổi mít tinh diễn ra với khoảng 30 người, chủ yếu trí thức, vừa truy điệu Phan Thanh vừa mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động và phổ biến những nhiệm vụ cách mạng. Buổi mít tinh tổ chức vừa xong thì thực dân Pháp ập đến. Do lanh trí và biết tiếng Pháp nên sau hồi đấu trí, bọn địch đành thả toàn bộ số người tham gia mít tinh "Chú ghi tiếp đoạn ni, chừ tui mới nhớ" - vị đại tá kể tiếp: Tháng 2-1946, chính anh Năm Công rút tui ra làm Phó ban Chính trị Chi đội 1 Quảng Nam. Đây coi như đơn vị quân đội cách mạng đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Lúc đó anh Năm Công làm chính trị viên, anh Phan Trọng làm Chi đội trưởng, Nguyễn Duy Đề làm Trưởng ban Chính trị. "Ở vị trí công tác này tui luôn là cánh tay cho anh Năm Công… sau ảnh làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm quê gặp tui, ảnh nắm tay tui hỏi thăm vợ con, gia đình thân mật như một người anh cả.

Chừ thì anh Năm Công đã đi xa nhưng công sức một đời cho đất nước của ảnh, cả dân tộc phải ghi công, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp. Hồi 1957, 1958 chủ trương "động viên hiến điền" đối với địa chủ ở Khu V Bác Hồ đã khen, sau đó là khoán ruộng đất cho nông dân… đúng là ảnh rất hiểu nông dân, từ nông dân mà ra rồi đi làm cách mạng cũng vì nông dân, cũng vì nhân dân".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Anh Năm Công trong ký ức đồng đội

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.