(HNMO) - Khoảng 2 triệu công nhân trong lĩnh vực công hôm nay (30/11) sẽ tham gia một cuộc biểu tình về tiền trợ cấp - cuộc bãi công được cho là lớn nhất trong một thế hệ.
Các trường học, bệnh viện, sân bay, cảng và các văn phòng chính quyền sẽ nằm trong khu vực bị ảnh hưởng khi hơn 1.000 cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra trên khắp nước Anh.
Cuộc biểu tình này sẽ "không đạt được điều gì", Phố Downing nói và kêu gọi có nhiều cuộc đàm phán hơn.
Các liên đoàn phản đối các kế hoạch của chính phủ bắt các thành viên của họ phải trả nhiều tiền hơn và làm việc lâu hơn nữa để có được trợ cấp.
Bộ trưởng văn phòng nội các Francis Maude đã cho rằng hành động này là "không thể biện hộ được và sai trái".
"Trong khi các cuộc đàm phán đang tiếp tục, tôi kêu gọi các công nhân ở khu vực công xem lại đề nghị cho chính bản thân họ hơn là nghe những lời hùng biện của các vị lãnh đạo liên đoàn của mình".
"Có một loạt các trợ cấp mà ít người ở khu vực tư nhân có thể được hưởng".
Ông Rachel Reeves, một chính trị gia của Đảng Lao động hôm qua cho biết, đảng Lao động không ủng hộ cuộc bãi công.
"Chúng tôi không ủng hộ cuộc bãi công bởi bãi công là một dấu hiệu của sự thất bại".
"Nhưng chúng tôi nghĩ chính quyền cần có chính sách tốt hơn với những công nhân khu vực công có thu nhập thấp. Họ chỉ thấy thu nhập của họ sẽ bị đóng băng trong 2 năm nữa".
"Chúng tôi hiểu tại sao họ đình công bởi có sự tăng thuế với các công nhân ở khu vực công".
Trước đó, các nhà lãnh đạo liên đoàn đã phản đối với các tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính George Osborne về việc hạn chế mức tăng lương trong lĩnh vực công ở mức 1% trong 2 năm, cũng như là tăng tuổi nghỉ hưu lên 67 tuổi vào năm 2026.
Cuộc bãi công kéo dài 24 giờ dự kiến sẽ làm đình trệ hoạt động của các toà án, các trung tâm việc làm, sát hạch lái xe, các cơ quan hội đồng, ví dụ như các thư viện, các trung tâm cộng đồng và thu gom rác.
Người ta e ngại rằng khoảng 90% số trường học ở Anh có thể buộc phải đóng cửa do các giáo viên tham gia bãi công.
Cơ quan biên giới Anh dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng do các thành viên của liên đoàn dịch vụ công và thương mại tham gia bãi công và cơ quan này đã cảnh báo "mọi người đến Anh có thể phải chịu sự chậm trễ tại các trạm kiểm sóat biên giới".
Các giám đốc bệnh viện cũng đang lên kế hoạch để tạm hoãn hàng nghìn hoạt động không khẩn cấp do bãi công.
Những bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp như hóa học trị liệu và mổ thận vẫn sẽ được phục vụ và các trung thâm thai sản vẫn mở cửa.
Dịch vụ gọi 999 sẽ vẫn được trả lời nhưng các bệnh nhân được kêu gọi suy nghĩ cẩn thận và chỉ gọi nếu thật sự cấp thiết.
Các nhân viên dự báo thời tiết tại Văn phòng Met, các nhân viên phục vụ tại Quốc hội và phụ trách bảo tàng cũng sẽ xuống đường tham gia cuộc biểu tình hôm nay.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.