Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ảnh hưởng của đồng vị phóng xạ I-131 và Cs-137

Hoàng Lê| 15/04/2011 07:40

(HNM) - Những ngày gần đây, việc đám mây phóng xạ bắt nguồn từ Nhật Bản bắt đầu lan đến Việt Nam, trong đó hai đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131 và Cs-137 được phát hiện trong không khí tại nhiều điểm trên cả nước đã gây sự nghi ngại trong cộng đồng. Thực tế của vấn đề này ra sao?


Theo Cục An toàn bức xạ (ATBX) và hạt nhân, các nghiên cứu trong lĩnh vực ATBX chỉ ra rằng, mỗi người trên Trái đất luôn bị chiếu xạ từ hai nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo. Phần lớn liều bức xạ tự nhiên gây ra bởi khí Radon - chiếm khoảng 60%. Khí Radon là đồng vị phóng xạ của chuỗi Urani, Thori, luôn tồn tại trong không khí, cả trong nhà lẫn ngoài trời. Liều tổng cộng do nguồn bức xạ tự nhiên gây ra khoảng 2,4 mSv/năm đối với người dân, trong đó liều do khí Radon gây ra khoảng 1,44 mSv/năm.

Một số tài liệu nghiên cứu về khí Radon tại Việt Nam đã cho kết quả, nồng độ Radon trong không khí khoảng từ 20-30 Bq/m3. Từ ngày 28-3-2011, kết quả quan trắc bụi phóng xạ I-131 và Cs-137 trong không khí tại Việt Nam cho thấy nồng độ I-131 cao nhất là 147 µBq/m3 và nồng độ Cs-137 cao nhất là 14 µBq/m3. Nồng độ I-131 và Cs-137 này có khả năng gây ra liều tổng cộng đối với cá nhân khoảng 2x10-5 mSv/năm. Như vậy, liều tổng cộng do bụi phóng xạ I-131 và Cs-137 thấp hơn khoảng 72.000 lần so với liều do khí Radon có trong tự nhiên gây ra. Điều đó chứng tỏ, chất phóng xạ I-131 và Cs-137 phát tán vào lãnh thổ Việt Nam những ngày qua hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân cũng như môi trường.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Ảnh hưởng của đồng vị phóng xạ I-131 và Cs-137

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.