Những năm 90, nền kinh tế 'bung ra' thời hậu bao cấp biến vỉa hè Thủ đô thành nơi sản xuất, buôn bán đủ mọi mặt hàng để có thể kiếm ra đồng tiền.
Rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm Hà Nội trong cái nắng hè năm 1991, nhà nhiếp ảnh người Đức, ông Reisen tiếp tục ghi lại những khoảnh khắc về cuộc sinh kế của người Hà Nội trong giai đoạn 'bung ra' của nền kinh tế hậu bao cấp.
Nghề thuốc nam, thuốc bắc vốn là nghề gia truyền, nay cũng ra hè phố cho tiện bề kinh doanh.
Mỗi sáng sớm, từng này mặt hàng ra hè phố và đến tối lại vào nhà một cách gọn gàng. Các cửa hiệu ở Hà Nội vừa là chỗ bày hàng, bán hàng kiêm nơi ở của ông bà chủ, nên khá chật.
Cửa hàng bán ống đồng và chõ để nấu rượu. Những năm 90, nuôi lợn và nấu rượu là nghề phụ của rất nhiều gia đình.
Nơi bán nồi nhôm, những chiếc xoong cỡ lớn được gọi là 'nồi quân dụng' dùng cho những quán hàng ăn uống.
Hàng bán đồ cho thợ nề. Những năm 90, hầu hết đàn ông đều tự sửa chữa những hư hỏng nhẹ của đồ mộc, đồ điện trong nhà. Thậm chí nhiều người tự đóng bàn ghế để sử dụng.
Xưởng cơ khí này chuyên về đồ sắt, cũng trên vỉa hè.
Cắt tóc vỉa hè là đặc trưng của Việt Nam, không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố thị xã đều dễ gặp.
Hàng ăn uống trên hè phố rất nhiều. Thực khách trò truyện rôm rả ngay bên những rổ bát bám đầy ruồi nhặng.
Xưởng mộc nhỏ này sản xuất và bán hàng luôn trên hè phố, sản phẩm là bàn thờ trong gia đình.
Ở một đoạn phố Phùng Hưng, nhà nhiếp ảnh người Đức còn thấy cá khô phơi kín mặt đường.
Gạo được mang từ ngoại thành vào bán cho các bà nội trợ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.