Ngày 23/2, Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) của Mỹ chính thức thông báo số ngân hàng bị đưa vào
Đó là con số cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng về vốn vay và tiền gửi tiết kiệm hồi tháng 6/1993 và chiếm khoảng 9% tổng số ngân hàng được cơ quan trực thuộc chính phủ liên bang này bảo hiểm.
Các ngân hàng bị đưa vào danh sách "đen" là những thể chế có nguy cơ bị đổ vỡ do gặp khó khăn về tài chính, vận hành hoặc quản lý.
Ngân hàng "có vấn đề" tăng từ 552 ngân hàng vào cuối quý III/2009 với tổng tài sản trị giá 346 tỷ USD lên 702 ngân hàng vào cuối quý IV/2009 với tổng tài sản trị giá gần 403 tỷ USD.
Cũng theo FDIC, trong năm 2009, các ngân hàng Mỹ thu lời 12,5 tỷ USD, tương đương 0,09% lợi nhuận trên tài sản, tăng gần gấp ba lần so với mức 4,5 tỷ USD của năm 2008. Phần lớn tiền lãi thu được là từ các ngân hàng lớn nhất.
Tại buổi họp báo ngày 23/2, Chủ tịch FDIC, bà Sheila Bair cho rằng cùng với nền kinh tế bắt đầu hồi phục, ngành ngân hàng đã ghi nhận một số dấu hiệu cải thiện trong quý IV/2009 nhưng đó chưa phải là quý có sự cải thiện mạnh.
Hơn một nửa trong số khoảng 8.000 ngân hàng được liên bang bảo hiểm thông báo thu lãi cao hơn năm 2008 và gần 1/3 số ngân hàng thông báo lỗ, chủ yếu do phải vật lộn với các số lượng khách hàng không trả được vốn vay ngày càng nhiều.
Theo các nhà phân tích, các ngân hàng lớn của Mỹ đã và đang hồi phục nhờ có sự trợ giúp của chương trình hỗ trợ vốn của liên bang, trong khi đó các thể chế nhỏ vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn trong vài năm nữa.
Các ngân hàng quy mô nhỏ, hay còn gọi là ngân hàng khu vực, gặp khó khăn do bị ảnh hưởng đặc biệt của các khoản lỗ do các khoản vay bất động sản thương mại đưa lại.
Số ngân hàng "có vấn đề" tăng mạnh là một điềm dự báo số ngân hàng bị đóng cửa trong năm nay sẽ nhiều hơn năm ngoái.
FDIC dự kiến sẽ phải thanh toán khoảng 100 tỷ USD tiền bảo hiểm do các ngân hàng phá sản trong 4 năm tới./.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.