Theo dõi Báo Hànộimới trên

6 cách giúp con bạn an toàn khi online

H.V| 19/10/2010 17:20

(HNMO) - Không ai phủ nhận lợi ích từ thế giới mạng mang lại cho mỗi con người, trong đó có trẻ em. Nhưng Internet, bên cạnh những mặt tích cực, cũng chứa đựng nhiều nguy cơ và thách thức đối với các bậc cha mẹ trong việc kiểm soát và phòng tránh cho con cái mình khỏi những cạm bẫy luôn rình rập...


1. Nắm được công nghệ của con

Thế giới số hóa của một đứa trẻ đang mở rộng không ngừng. Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để giúp trẻ định hướng là "chu du" trong thế giới đó cùng với chúng.

"Là một phụ huynh, tôi tập trung vào việc hiểu chính xác những gì con tôi đang làm để hiểu chắc chắn về công nghệ mà chúng đang dùng và các trang web mà chúng ghé thăm, từ đó tôi mới biết được là chúng có đang đi theo lối an toàn trên thế giới mạng hay không", Joe Sullivan, trưởng bộ phận an ninh của Facebook nói.

Phần mềm tồn tại cho phép các bậc phụ huynh giám sát các trang web mà con cái họ ghé thăm và thậm chí là theo dõi những thư điện tử mà chúng nhận và gửi đi. Nhưng Sullivan khuyến khích các bậc cha mẹ nắm được các hoạt động online của con cái mình bằng cách hỏi chúng những lời khuyên.

Tuy nhiên, máy tính mới chỉ là sự khởi đầu. Những ứng dụng điện thoại di động có thể giúp trẻ giao lưu với bạn bè thông qua điện thoại di động. Những phòng tán gẫu mời tham gia thông qua máy chơi trò chơi cầm tay Nintendo DSi. Vì vậy, việc nắm bắt công nghệ có thể gây mệt mỏi nhưng nếu trẻ em biết sử dụng chúng thì các chuyên gia cho rằng, phụ huynh cũng cần phải biết.

2. Biết chắc thiết bị được cập nhật

Bạn không nên đặt trẻ lên xe đạp hay lên ô tô mà quên không kiểm tra độ an toàn của các thiết bị đó và chắc chắn rằng những thiết bị đó luôn được cập nhật và đang hoạt động.

Trước khi con bạn ngồi trước máy tính, bạn cần kiểm tra rằng trình duyệt web và phần mềm chống virus đang vận hành tốt. Nhiều lỗ hổng có thể dẫn tới những cuộc tấn công bằng mã độc khi máy nhà bạn dùng phiên bản lướt web và phần mềm đã lỗi thời.

3. Áp dụng quy tắc vàng trong thế giới số

Đằng sau màn hình máy tính, bạn có thể dễ dàng đưa ra các lời nhận xét hay tải những bức hình mà bạn có thể không phát tán ở công ty thực. Nhưng liệu nó được dùng cho các hành vi đe dọa trực tuyến hay phơi bày thông tin về người khác thì sao?

Các chuyên gia cảnh báo các bậc phụ huynh nên tuân theo một quy tắc vàng: nếu bạn không muốn người khác làm điều đó với bạn thì bạn cũng đừng làm điều đó với người khác.

4. Hãy cho con biết rằng sự riêng tư không bao giờ có ý nghĩa là riêng tư thực sự

Học cách làm thế nào để chia sẻ có thể là bài học đầu tiên với trẻ nhỏ nhưng nên biết rằng nó không phải là bài học đầu tiên trong thế giới mạng.

Trong thế giới số, nơi thông tin có thể dễ dàng được lưu giữ và sao chép an toàn, Caroline Knorr, biên tập viên của Common Sense Media cho rằng không có gì thực sự là riêng tư cả.

Và trẻ em - với bản tính bốc đồng và tò mò - có thể bị xúi giục để tải những hình ảnh, lời nhận xét và video không phù hợp.

Ngoài việc ngồi xuống cạnh con và chắc chắn hiểu về các thiết lập cá nhân trên mạng xã hội là gì. Knorr khuyên các bậc phụ huynh nên nói cho con mình về việc "tự thể hiện trước khi bạn tự phát hiện".

5. Bắt đầu đối thoại sớm

Tuổi tối thiểu để mở một tài khoản trên Facebook là 13 tuổi, nhưng các bậc phụ huynh có thể khôn ngoan hơn khi bắt đầu nói chuyện với con mình về sự an toàn trên thế giới mạng từ khi chúng 7 hoặc 8 tuổi.

Khi một đứa trẻ ở tuổi biết đi bắt đầu xem các trang web phù hợp với lứa tuổi chưa đến trường, các bậc phụ huynh nên giám sát tích cực các hành vi trực tuyến của chúng. Nhưng khi chúng lớn hơn và hứng thú với các thế giới xã hội ảo như Webkinz và Club Penguin thì phụ huynh nên bắt đầu nói chuyện với chúng về cách cư xử trực tuyến.

6. Tiếp tục trò chuyện

Và nên nhớ rằng các cuộc trò chuyện không bao giờ nên chấm dứt.

"Rất quan trọng khi nghĩ về sự an toàn của Internet. Phụ huynh trong các cuộc trò chuyện có thể đưa các lời khuyên cho con mình phù hợp theo từng lứa tuổi", Sullivan nói.

Không thể nói hết về những điều cần thiết trong một cuộc trò chuyện vì vậy, nên để các cuộc trò chuyện này luôn luôn mở và hãy luôn đứng trên công nghệ trong cuộc sống của chúng.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
6 cách giúp con bạn an toàn khi online

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.