Theo dõi Báo Hànộimới trên

5 sự thật bất ngờ về hệ thống đường sắt Ấn Độ

Tuấn Kiệt| 13/11/2015 23:02

(HNMO)- Vận tải đường sắt là phương thức giao thông vận tải đường dài được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ. Đường sắt phần lớn được một công ty quốc doanh vận hành, đó là công ty Indian Railways. 

Đường sắt đã được du nhập vào Ấn Độ năm 1853,và đến thời điểm Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, quốc gia này đã có 44 hệ thống đường sắt. Năm 1951 các hệ thống này đã được quốc hữu hóa vào một đơn vị—Indian Railways. Hệ thống giao thông già 162 tuổi này tự hào có hơn 60.000 km đường ray, và hơn 11.000 tàu chạy hàng ngày.

Với hơn 7.000 nhà ga và gần 140.000 cây cầu đường sắt, quy mô của hệ thống đường sắt Ấn Độ được xếp vào loại lớn nhất thế giới. Ngành đường sắt Ấn Độ đang sở hữu 4.823 đầu máy điện và 5.633 đầu máy động cơ diesel. Ngoài ra, hiện India Railways vẫn duy trì hoạt động 43 đầu máy xe lửa hơi nước.

Ấn Độ là quốc giá có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Hơn 1,3 triệu người làm việc bằng Đường sắt Ấn Độ của nhà nước.

Ngân sách gần đây nhất được chính phủ Ấn Độ duyệt cho ngành đường sắt là 1 nghìn tỷ rupee (khoảng 15 tỷ USD), tăng mạnh so với năm trước. Nguồn vốn bổ sung được dự kiến ​​sẽ dùng để hiện đại hóa ngành này. Thứ 3 vừa qua, General Electric tuyên bố họ đã giành được một hợp đồng để sản xuất 1.000 đầu máy diesel mới với chi phí 2,6 tỷ USD.

Vé tàu ở Ấn Độ được trợ cấp của chính phủ, và rất rẻ. Một vé từ New Delhi tới Kolkata, với hành trình từ 18 đến 24 giờ, giá chỉ khoảng 600 rupee (9 USD). Sau nhiều thập kỷ lịch sử của ngành đường sắt, các chính trị gia đang bắt đầu yêu cầu về tăng giá cao hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
5 sự thật bất ngờ về hệ thống đường sắt Ấn Độ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.