(HNMO) - Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ đã cấm bán khống cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty tài chính khác.
(HNMO) - Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ đã cấm bán khống cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty tài chính khác.
Động thái này tiếp sau việc tăng và giảm đột ngột ở các cổ phiếu ngân hàng trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở Pháp, do những lo ngại về khả năng liên quan của các cổ phiếu này với khoản nợ của chính phủ ở khu vực chung châu Âu.
Societe Generale từng là cổ phiếu bị ảnh hưởng tồi tệ nhất bởi biến động, hôm 10/8 đã phủ nhận sự ổn định tài chính của hãng đang gặp nguy hiểm.
Bán khống là khi các thương nhân thu lợi nhuận từ các cá cược vào sự rơi giá của một cổ phiếu. Việc làm này đã được đổ lỗi cho sự bất ổn ngày càng tăng của thị trường trong thời gian gần đây.
Những người bán khống thường vay cổ phiếu hoặc trái phiếu, bán chúng đi và sau đó mua chúng trở lại khi cổ phiếu rơi giá - thu lợi từ khoản vênh ra.
Việc bán khống "trần trụi" là khi một thương nhân bán các công cụ tài chính mà người đó chưa hề vay được.
Tất cả các hình thức bán khống trên đều nằm trong lệnh cấm này.
Thông báo này đã được đưa ra bởi cả cơ quan giám sát thị trường của Liên minh châu Âu, ESMA, và nhà cầm quyền của thị trường 4 quốc gia.
Cơ quan của Pháp, AMF, cho biết, họ đã cấm bán khống 11 cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm trong 15 ngày, trong đó có 3 ngân hàng lớn nhất của Pháp là Societe Generale, BNP Paribas, Credit Agricole.
Hôm qua, giao dịch trên giá cổ phiếu của Societe Generale đã bắt đầu tăng 8%, trước khi giảm cùng một mức và sau đó phục hồi để đóng cửa cao hơn 3%.
Nhà điều chỉnh thị trường Tây Ban Nha, CNMV, cũng cho biết, lệnh cấm của cơ quan này sẽ được thực hiện trong 15 ngày. Cơ quan này cho biết thêm, họ cũng có thể gia hạn thời gian nếu được yêu cầu.
"Tình hình biến động cực đoan tại các thị trường chứng khoán châu Âu, đặc biệt là đối với cổ phiếu của các tổ chức tài chính, rõ ràng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của các thị trường và có thể phá vỡ việc thực hiện chức năng được yêu cầu", cơ quan này nói trong một tuyên bố.
Các ngân hàng Tây Ban Nha nằm trong lệnh cấm gồm Santander, BBVA, Sabadell, Bankinter, Banco Popular và Banca Civica.
Hy Lạp đã cấm bán khống từ hôm 8/8.
Các nhà đầu tư lo ngại về các ngân hàng châu Âu bởi mức độ liên quan lớn của các ngân hàng này với các khoản nợ chính phủ của các nước thuộc khu vực đồng euro đang mắc nợ cao như Hy Lạp.
Sự lo sợ này là các ngân hàng sẽ hạ giá trị các cổ phần của họ trong các trái phiếu chính phủ của các quốc gia này.
Các ngân hàng Pháp là những ngân hàng liên quan nhiều nhất, vì vậy mà các ngân hàng này đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thị trường trong những ngày gần đây.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự kiến đầu tuần tới sẽ gặp mặt để thảo luận về giải pháp tháo gỡ các khó khăn tài chính của châu Âu.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.