Theo dõi Báo Hànộimới trên

4 nguyên nhân thường gặp gây khản tiếng

Lê Hoàng| 13/09/2016 09:07

Giọng nói là một công cụ giao tiếp tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho con người. Nhưng có nhiều người thực sự không quan tâm đến giọng nói của mình cho tới lúc dây thanh gặp phải một số vấn đề như khản tiếng, mất tiếng. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

1. Sử dụng giọng nói quá nhiều

Tất cả chúng ta rất dễ lạm dụng tiếng nói của mình, đặc biệt là những người làm công việc như ca sĩ, giáo viên, nhân viên tư vấn,… Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo: “Nếu bạn sử dụng giọng nói liên tục trong 90 phút, bạn nên dành 10 phút để nghỉ ngơi rồi hãy nói tiếp”.

Giáo viên là đối tượng thường xuyên bị khản tiếng


2. Căng thẳng

Căng thẳng quá mức có thể làm thay đổi hình dạng của thanh quản, khiến niêm mạc thanh quản bị teo, gây ảnh hưởng đến giọng nói. Stress cũng rất dễ dẫn đến tâm trạng tức giận, la hét, nói nhiều khiến thanh quản bị viêm, sưng, gây ra một loạt triệu chứng của viêm thanh quản. Ngoài ra, khi stress quá mức có thể tăng kích thích gây trào ngược acid, phá hủy các chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho acid phá hủy niêm mạc thực quản, thanh quản gây viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng.

3. Mất nước

Nước là thành phần quan trọng trong việc chăm sóc giọng nói. Dây thanh quản rung động hàng trăm lần mỗi giây khi bạn nói và hát. Nước giúp làm loãng chất nhầy (chất giúp bôi trơn và bảo vệ dây thanh) khi dây thanh rung động.

Do vậy, bạn nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế các loại đồ uống như cà phê, soda, bia, rượu, không hút thuốc lá vì chúng làm niêm mạc họng, dây thanh mất nước và khô.

4. Kích ứng thanh quản hoặc trào ngược dạ dày-thực quản

Các tác nhân gây kích ứng dây thanh hoặc trào ngược dạ dày-thực quản (LPR) gây ra những tổn thương ở dây thanh. Nếu bạn bị dị ứng hoặc dịch mũi xoang chảy xuống làm kích thích cổ họng, bạn có thể xử lý kịp thời bằng cách ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trước khi chúng làm tổn hại vĩnh viễn đến dây thanh.

Trào ngược dạ dày-thực quản là một nguyên nhân gây khản tiếng


Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản có thể là một vấn đề khó khăn. Đôi lúc, chúng ta thấy các triệu chứng như khản tiếng, mất tiếng trước khi tìm ra nguyên nhân liên quan đến trào ngược dạ dày-thực quản. Trong trường hợp này, bạn không nên sử dụng ngay thuốc chống trào ngược, mà hãy tìm ra nguyên nhân thực sự gây kích ứng ở cổ họng.

Trào ngược dạ dày-thực quản có thể gây tổn hại các mô thanh quản. Vì vậy, bạn nên thay đổi lối sống bằng cách kiểm soát trọng lượng cơ thể, cân bằng chế độ ăn uống và không nên ăn trước khi đi ngủ. Nếu những thay đổi này không mang đến kết quả tốt thì bạn hãy xem xét đến phương án đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản tiếng an toàn bằng thảo dược

Khản tiếng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sinh hoạt và cuộc sống. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời và hạn chế tái phát. Hiện nay, xu hướng được nhiều người lựa chọn là sử dụng dòng sản phẩm thảo dược an toàn và cho hiệu quả bền vững. Trong đó, tiêu biểu như thực phẩm chức năng chứa thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Sản phẩm chứa các thành phần này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, làm trong sáng giọng nói.

Nếu bị khản tiếng kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây rẻ quạt mỗi ngày.

Thực phẩm chức năng viên nén Tiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơn, cải thiện khản tiếng, mất tiếng

Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng với thành phần chính là rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói.

Đối tượng sử dụng là người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan.

Cách dùng để phòng ngừa: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên; Để hỗ trợ điều trị: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, dùng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.

Để hiểu rõ hơn tác dụng của Tiêu Khiết Thanh với các bệnh viêm đường hô hấp trên, bạn có thể theo dõi thông tin từ chuyên gia TẠI ĐÂY


XEM CHI TIẾT THÔNG TIN SẢN PHẨM TẠI ĐÂY



Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn: 04.3775.7066 - 08.3977.0707

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
4 nguyên nhân thường gặp gây khản tiếng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.