Sự tồn tại của nền văn minh nhân loại sẽ bị đe dọa bởi hiện tượng đảo chiều của từ trường trái đất, những vụ nổ sao siêu lớn và cái chết của vũ trụ. Những sự kiện dưới đây được đăng trên trang Fox News.
Những sự kiện dưới đây được đăng trên trang Fox News.
1. Vụ nổ siêu lớn trong vũ trụ
Năng lượng thoát ra từ một vụ nổ sao siêu lớn. Ảnh: Fox News. |
Khi sao siêu lớn nổ tung, chúng tạo ra một lượng tia gamma khổng lồ có sức hủy diệt khủng khiếp. Nếu một ngôi sao siêu lớn nổ tung cách trái đất 30 năm ánh sáng, tia gamma của nó có thể thổi bay một phần khí quyển trái đất, tạo ra vô số đám cháy, làm tăng nhiệt độ bề mặt và tiêu diệt phần lớn sinh vật sống trong vòng vài tháng. Ngay cả những loài sống dưới lòng đất hay trong nước cũng không thoát khỏi tác động của tia gamma.
2. Vũ trụ bị hủy diệt
Ảnh: madtomatoes.com. |
Năng lượng tối khiến vũ trụ giãn nở không ngừng với tốc độ tăng dần. Do vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh, các ngôi sao sẽ ngày càng xa nhau hơn và các nguyên tử cũng vậy. Tới một lúc nào đó khoảng cách giữa các nguyên tử lớn đến nỗi chúng không thể tương tác với nhau nữa. Hậu quả của hiện tượng này là mọi vật chất tan rã và vũ trụ bị hủy diệt. Đương nhiên khi đó địa cầu cũng chẳng thể tồn tại nữa.
Howard Davidson, một giáo sư vật lý của Đại học Stanford tại Mỹ, nhất trí rằng hiện tượng trên có thể xảy ra.
“Sự kiện ấy đó sẽ đặt dấu chấm hết cho vũ trụ”, ông nói.
Tất nhiên, quá trình mà Davidson đề cập sẽ chỉ diễn ra trong hàng nghìn tỷ, thậm chí hàng triệu tỷ năm nữa. Giới khoa học cũng chưa tìm thấy bằng cho cho thấy vũ trụ sắp đối mặt với hiểm họa. Nhưng nếu sự kiện "tận thế" như vậy xảy ra thì chẳng có cách nào ngăn chặn nó.
3. Từ trường trái đất đảo cực
Ảnh: viewzone.com. |
Hiện tượng đảo cực từ trường xảy ra khi dòng sắt nóng chảy di chuyển quanh lớp nhân ngoài của Trái đất thay đổi quá trình tuần hoàn. Cứ sau khoảng vài nghìn tới 28 nghìn năm hai cực từ của trái đất lại hoán đổi vị trí một lần. Khi hiện tượng đó xảy ra, hai cực có thể di chuyển hỗn loạn trong một khoảng thời gian trước khi tìm thấy vị trí mới hoặc “nhảy” qua nhiều chỗ trên địa cầu. Tuy nhiên, vấn đề không phải là sự hoán đổi vị trí của cực từ.
Từ trường là tấm lá chắn bảo vệ trái đất khỏi các vụ nổ bức xạ nguy hiểm từ mặt trời. Nếu các cực từ đảo lộn, tấm lá chắn đó biến mất con người phải tiếp xúc nhiều hơn với bức xạ nguy hiểm. Các hạt nguyên tử mang điện tích từ mặt trời sẽ lao vào tầng thượng quyển, làm ấm nó và khiến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng vọt.
Seth Shostak, một nhà thiên văn cao cấp của Viện SETI tại Mỹ, nói với Fox News rằng mối nguy hiểm thực sự chính là những hạt nguyên tử mang điện tích từ mặt trời. Khi từ trường của địa cầu biến mất, con người sẽ phải đội mũ, đeo kính và mặc trang phục bảo hộ mỗi khi ra khỏi nhà. Nếu không muốn sử dụng những thứ đó, chúng ta sẽ phải ở trong nhà trong suốt cuộc đời.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.