(HNMO) – Ngày 1/2, Trung Quốc cho biết, 25 công nhân Trung Quốc bị bắt cóc bởi người Bedouin Ai Cập để đòi thả những thân nhân Hồi giáo của họ đã được thả.
Sự cố này xảy ra vài ngày sau khi 29 công dân Trung Quốc ở Sudan đã bị bắt giữ bởi các phiến quân, những người đã tấn công vào trại của họ ở bang Nam Kordofan, nơi họ đang tham gia vào một dự án xây dựng đường. Những người này hiện vẫn chưa được thả.
"Tôi có thể xác nhận rằng tất cả 25 người đã được thả. Hiện họ đang được chăm sóc bởi chính phủ Ai Cập và đang ở trong một đồn quân sự", trợ lý của đại sứ Trung Quốc tại Ai Cập nói.
"Họ đều khỏe, không có chấn thương. Không cần phải đưa họ đến bệnh viện", người trợ lý nói với điều kiện giấu tên. Ông từ chối cho biết chi tiết về cách thức các công nhân đã được thả.
Các công dân Trung Quốc – những kỹ thuật viên và kỹ sư làm việc cho một nhà máy xi măng thuộc sở hữu quân đội ở trung tâm Sinai - đã bị bắt cóc hôm qua, 31/1, khi đang trên đường tới nơi làm việc, một quan chức an ninh Ai Cập cho biết.
Những người biểu tình đã yêu cầu thả 5 người Bedouin bị giam giữ do liên quan đến một cuộc tấn công vào khu nghỉ mát du lịch của Taba hồi năm 2004, một phần của một loạt các vụ đánh bom được cho là do một nhóm Hồi giáo gây ra.
Họ nói rằng phán quyết của Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang, lên nắm quyền vào năm ngoái sau một cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, đã nhiều lần hứa sẽ thả những người Bedouin.
Tân Hoa Xã cho biết, các công nhân đã được thả bởi những kẻ bắt cóc, nhưng không cho biết thêm chi tiết về bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận gì, nhưng trong một tuyên bố trước đó ngày hôm nay, Bộ này đã cảnh báo các công ty Trung Quốc và nhân viên làm việc ở nước ngoài phải tự bảo vệ mình sau một sự cố tương tự ở Sudan.
29 công nhân ở Sudan đã bị bắt giữ hôm 28/1. Họ đã được quân đội Sudan mô tả như những con tin nhưng phiến quân nói rằng, họ chỉ là những nạn nhân thế chấp cho cuộc chiến với quân đội chính phủ.
Trung Quốc đã cử một đoàn tới quốc gia châu Phi hồi đầu tuần để giúp đảm bảo việc thả các công nhân và phong trào giải phóng của nhân dân Sudan của phiến quân đang giữ các công nhân cho biết, họ đã sẵn sàng để nói chuyện với đoàn.
Bắc Kinh đã có ý kiến chính thức với Sudan về vụ việc và đã kêu gọi việc thả các công nhân.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.