(HNMO) - Nếu chúng ta có thể tạo ra lượng điện năng mà chúng ta mong muốn với giá rẻ bằng một nửa giá than, bằng 1/4 giá gas và bằng 1/10 giá dầu và gây ra hiệu ứng nhà kính không đáng kể thì đó chính là điện hạt nhân.
Theo Hans-Holger Rogner, phụ trách bộ phận nghiên cứu kinh tế và quy hoạch của tổ chức năng lượng hạt nhân quốc tế của Liên hiệp quốc, các nhà máy điện hạt nhân "đắt đỏ về chi phí xây dựng nhưng chi phí vận hành lại rẻ". Một khi đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân, ông bảo đó là "những cỗ máy in tiền".
Hãy cùng xem danh sách 10 quốc gia hàng đầu của IAEA "đặt cược" nền kinh tế của mình vào năng lượng hạt nhân.
10. Hungary
Nằm cách thủ đô Budapest 60 dặm về phía nam, một nhà máy điện hạt nhân già nua vẫn sản xuất ra 37% lượng điện của Hungary. Cặp ống khói đỏ và trắng của nhà máy đã bừng sáng trở lại ở vùng chân trời năng lượng của quốc gia này. Tuy nhiên, người Hungary không thể tự mình cung cấp đủ nguồn uranium, mà phần lớn phải nhập khẩu nguyên liệu hạt nhân từ Nga.
Theo các thống kê của Ủy ban năng lượng châu Âu, việc phát triển nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời ở Hungary gần như không có và dòng chảy mạnh mẽ của sông Danube qua đất nước này cũng không đủ sức để vận hành những tuốc-bin sản sinh ra điện. Vượt qua những khoản nợ nần "chồng chất", người Hungary đang hi vọng nguồn năng lượng hạt nhân giá rẻ sẽ giúp đất nước vươn tới mặt bằng kinh tế cao hơn.
9. Thụy Sỹ
Đất nước của những rặng núi này là thiên đường cho thủy điện - cho tới khi sự nóng lên toàn cầu làm tan chảy những khối băng. Hiện giờ, 39% điện năng của Thụy Sĩ là điện hạt nhân.
8. Armenia
Được Mỹ xếp là một trong những lò phản ứng nguy hiểm nhất thế giới, lò phản ứng điện hạt nhân Metsamor cung cấp 40% điện năng của Armenia. Một trận động đất đã buộc nhà máy này phải đóng cửa vào năm 1988. Nhưng nó đã được mở cửa trở lại vào năm 1995, mà không được nâng cấp hệ thống địa chấn an toàn. Quốc gia nghèo này đã hứa đóng cửa nhà máy vào năm 2004 nhưng rồi không thực hiện.
Lý do là gì? Để ngừng nhà máy Metsamor, Armenia sẽ phải tiêu tốn tới 280 triệu USD. Trong lúc này, Armenia đã nhờ Thổ Nhĩ Kỳ giúp xây dựng một nhà máy mới ở vùng Metsamor này.
7. Slovenia
Một nhà máy điện hạt nhân ở Westinghouse đã sản xuất ra 41% điện năng cho Slovenia. Trên thực tế, Slovenia sản xuất ra quá nhiều điện năng đến nỗi, nước này đã bán lại 6 tỷ kilowatt giờ điện cho các nước láng giềng. Cái giúp Slovenia tăng trưởng GDP ở mức cao nhất trong số các nước Trung Âu chính là nguồn điện này.
6. Thụy Điển
42% điện năng của đất nước này là điện hạt nhân. Mặc dầu đã có 3 nhà máy phát điện khiến nhiều nước châu Âu thèm muốn, người Thụy Điển vẫn đầy mâu thuẫn với điện hạt nhân.
Năm 1980 Thuỵ Điển đã cam kết huỷ bỏ nhà máy điện hạt nhân của mình vào năm 2010, nhưng đến năm 2009, quốc gia này đã bội ước và khiến cả thế giới bất ngờ khi tuyên bố có kế hoạch bổ sung năng lực hạt nhân. Sự thay đổi này là vì chất đốt? Đó là vì sự tăng trưởng GDP "loạng choạng", mối lo về sự thay đổi khí hậu và an ninh năng lượng.
5. Ukraina
47% điện của nước này là điện hạt nhân. Điều gì khiến người Ukraina tha thiết với điện hạt nhân dù đã từng trải qua thảm họa Chernobyl? Khí hậu khắc nghiệt và nước mẹ Nga một thời đe dọa cắt nguồn cung cấp khí gas tự nhiên vào mỗi mùa đông. Nhưng liệu Ukraina có cần "mẹ" khi mà họ có nguồn uranium của riêng mình? Theo WNA, nước này sẽ khai thác sạch nguồn uranium mà họ cần vào năm 2013.
4. Bỉ
54% năng lượng điện của Bỉ là điện hạt nhân. Năm 1999, Bỉ đã thông báo từ bỏ một chương trình hạt nhân 40 năm của mình, chỉ phục hồi lại nó vào năm 2000. Một giải pháp giải phóng hạt nhân khác đến vào năm 2003, nhưng đến năm 2007, Bỉ lại khởi động lại các lò hạt nhân, phục hồi lại các kế hoạch sản xuất điện hạt nhân dài hạn.
Theo Ủy ban năng lượng Bỉ, việc tắt các lò hạt nhân sẽ khiến giá các hóa đơn điện ở Bỉ tăng gấp đôi, làm xấu hơn hiệu ứng khí gas nhà kính và đào sâu thêm sự phụ thuộc năng lượng vào các nguồn tự nhiên của quốc gia.
3. Slovakia
Điện hạt nhân chiếm 56% lượng cung cấp điện của quốc gia này. Slovakia đang bổ sung thêm 2 lò phản ứng hạt nhân vào số 5 lò hiện có.
Lo lắng về độ an toàn của các lò hạt nhân ở Slovakia, Liên minh châu Âu đã yêu cầu nước này đóng cửa 2 lò lâu đời nhất. Điều này bất chấp thực tế là người Slovakia đã đầu tư 300 triệu USD để nâng cấp những lò phản ứng này vào năm 1990. Slovakia đã chấp thuận nhưng công khai lên kế hoạch mở cửa trở lại các nhà máy hạt nhân này.
Kể từ năm 1986, Slovakia đã chuyển các chất thải phóng xạ vào trong những bể chứa "tạm thời". Việc lựa chọn khu vực cho "bể chứa chất thải vĩnh viễn, biệt lập" vẫn đang trong tiến trình và đây quả thực là một công việc khó khăn với một quốc gia có diện tích chỉ gấp đôi thành phố Vermont.
2. Lithuania
Phụ thuộc vào Nga về nguồn khí gas tự nhiên, Lithuania chỉ có duy nhất một nhà máy hạt nhân Ignalina. Từng là nhà máy hạt nhân lớn nhất thế giới, Ignalina vẫn cung cấp được 72% lượng điện cho Lithuania. Nhưng năm 1999, Ignalina sẽ đi vào bóng tối. Để tránh quay trở lại thời kỳ đen tối như thảm họa đã từng xảy ra ở Chernobyl, Lithuania đang chạy đua để có một thế hệ lò phản ứng mới vào năm 2018. Nước này cũng đang kết thân với các nước láng giềng Latvia, Estonia và Ba Lan với hi vọng họ sẽ hỗ trợ một phần trong khoản tiền hàng tỷ USD cần có để xây dựng lò hạt nhân mới.
1. Pháp
Đứng hàng đầu trong danh sách những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng hạt nhân, cơ sở hạ tầng hạt nhân của Pháp cung cấp tới 76% lượng điện cho nước này.
Kể từ khi nguồn thủy điện cung cấp 24% lượng điện còn lại của quốc gia này, Pháp trở thành quốc gia năng lượng sạch, ít nhất là chiếu theo các điều khoản về khí thải carbon.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.